- Nhìn trên bản đồ nước Việt, khu mộ Đại tướng nằm trên một vùng đất nhô ra biển, tựa lưng vào núi, án ngữ vị trí tiền tiêu, che chắn cho biển trời Tổ quốc...
Đường đi của Haiyan theo dự báo
Đường đi thực tế của Haiyan
Chứng
kiến cảnh đổ nát, hoang tàn, chết chóc của Philippines sau trận cuồng
phong mang tên Haiyan mới thấy đất nước mình thật hồng phúc, mặc dù
những ngày qua chúng ta sống trong tâm trạng lo âu, sợ hãi.
Bão
Haiyan (cơn bão số 14) được dự đoán sẽ đổ bộ thẳng vào miền Trung và
quét một loạt các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Nghệ An. Với sức gió vùng tâm
bão cấp 12-14, giật cấp 15, 16 nếu Haiyan đâm thẳng vào miền Trung thì
thật không thể nào hình dung nổi chuyện gì sẽ xảy ra đối với dải đất
luôn luôn phải gánh chịu nhiều tang thương vì bão lũ.
Thế
nhưng, như có phép mầu, khi còn cách bờ vài trăm ki lô mét, cơn cuồng
phong đột ngột đổi hướng. Nó di chuyển lên phía Tây Bắc và Bắc, rồi đổ
bộ vào Quảng Ninh, ngược sang Trung Quốc. Sự chuyển hướng đó buộc cơn
bão phải quần thảo giữa biển khơi để vượt chặng đường hàng ngàn cây số,
đến khi vào được đất liền thì nó như gã khổng lồ sức cùng, lực kiệt, chỉ
còn biết vung vẩy chút hơi tàn còn lại. Người miền Trung thở phào nhẹ
nhõm. Việt Nam thoát hiểm trong gang tấc.
Nhìn
hành trình của cơn bão kì quái, người ta không khỏi ngạc nhiên. Theo
qui luật của tự nhiên từ xưa đến nay, hầu hết các cơn bão xuất phát từ
biển Đông đều đổ bộ thẳng vào nước ta mà dải đất hứng chịu nhiều nhất là
từ trung Trung bộ trở ra. Và cũng theo qui luật tự nhiên, chỉ khi vào
đất liền, bão mới suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Vậy
mà chuyện lạ đã xảy ra. “Nàng” Haiyan man dại, đột ngột đổi hướng,
không chịu vào đất liền mà cứ rong ruổi hàng ngàn cây số giữa biển khơi.
Trước cơn cuồng phong Haiyan ba bốn ngày, bão số 13 cũng được dự báo sẽ
đổ bộ vào các tỉnh từ Khánh Hòa đến Vũng Tàu, nhưng ngay sau đó nó bỗng
suy yếu thành áp thấp trước khi kịp đặt chân lên đất liền.
Cái gì đã làm nên sự thay đổi lạ lùng ấy của thiên nhiên ? Khi đặt ra câu hỏi này, tôi liền nghĩ đến một sức mạnh vô hình nào đó đã tác động đến uy lực của tạo hóa.
Sức
mạnh vô hình ấy ở đâu ? Xin thưa, nó tỏa ra từ Vũng Chùa – nơi yên nghỉ
của vị Đại tướng đã thành huyền thoại, đã hiển thánh trong lòng dân.
Nhìn trên bản đồ nước Việt, khu mộ Đại tướng nằm trên một vùng đất nhô
ra biển, tựa lưng vào núi, án ngữ vị trí tiền tiêu, che chắn cho biển
trời Tổ quốc. Nó là chốt chặn đặc biệt, ba phía ôm trọn mặt tiền đất
nước, trấn giữ biển Đông. Ở nơi đó, tinh anh của Người hòa vào mạch ngầm
trong dòng chảy ngàn năm của cha ông, giữ cho đất nước trường tồn.
Có
thể bạn không tin, cho là chuyện hoàng đường. Nhưng lịch sử Việt Nam
không hiếm những câu chuyện như thế. Nó là niềm tin vĩnh hằng của nhân
dân. Nó làm nên tinh thần Việt, muôn đời bất diệt.
Nguyễn Duy Xuân