Trang chủ

     

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

Cần cẩn trọng khi viết về tiền nhân

Cần cẩn trọng khi viết về tiền nhân


Mạng xã hội đang nóng bởi một bài báo (kèm ảnh minh họa) đăng trong mục “Di sản” trên trang điện tử Kienthuc.net.vn(1).

Bài báo có tựa đề “Giai thoại về tên gọi thành phố Buôn Ma Thuột”. Tựa đề này đã được báo chỉnh sửa, còn liên kết tĩnh (tựa đề gốc) là: “Tên gọi thành phố Buôn Ma Thuột: 'Thằng Thuột' là 'thằng' nào?” vẫn lưu trên Googole (Xem ảnh).

Nội dung bài báo và hình ảnh minh họa không có gì mới.

Về tên gọi Buôn Ma Thuột cũng như các nhân vật liên quan, đã có rất nhiều tác giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước mổ xẻ. Hình ảnh tác giả đưa ra minh họa cũng không xa lạ gì với đông đảo bạn đọc quan tâm đến địa danh đặc biệt này của vùng đất Tây Nguyên huyền thoại.

Điều khiến dư luận bức xúc là ở đoạn cuối bài báo kèm ảnh minh họa chụp tiền cảnh Biệt điện Bảo Đại ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tác giả viết: “Như vậy, Y Thuột có lẽ cũng không hẳn là một nhân vật tai to mặt lớn gì, chỉ vì là con trai cả của ông tù trưởng mà cái tên "Thuột" trở thành một phần tên làng, mà ngày nay là tên thành phố lớn nhất Tây Nguyên. Được biết, trong dân gian còn lưu truyền cách gọi dân dã “Y Thuột” là “Thằng Thuột” và câu hỏi: “”Thằng Thuột” là “thằng” nào?”...

Trên trang Facebook cá nhân, bạn H Siêu Byă - Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Đắk Lắk - bức xúc: “Đề nghị tẩy chay trang này, mang hàm ý xúc phạm con người, vùng đất. Bài viết sai chính tả, sai địa danh, chứ chưa nói gì đến "kiến thức", làm thế nào nó dịch từ "Y" ra "thằng" thì tui cũng lạy. Ít sân si lắm, nhưng đọc tui rất tức”. Nhiều comment bên dưới status của H Siêu Byă cũng đã bày tỏ thái độ phản đối mạnh mẽ đối với tác giả bài báo về chi tiết nói trên.

Nhà thơ Lê Vĩnh Tài, một người sinh ra và lớn lên ở Buôn Ma Thuột, từng có nhiều bài viết rất sâu sắc về văn hóa lịch sử vùng đất này cho rằng, cách gọi “Y Thuột” như tác giả bài báo là hỗn với tiền nhân, chứng tỏ không hiểu gì về văn hóa, con người Tây Nguyên. Người Ê đê không có cách gọi xách mé như thế.

Sống ở vùng đất này hơn 40 năm nay, có hiểu biết ít nhiều về lịch sử, văn hóa và con người bản địa nhưng cũng chưa bao giờ tôi được nghe, được thấy đồng bào ở đây “lưu truyền cách gọi dân dã “Y Thuột” là “Thằng Thuột”. Tác giả bài báo còn tỏ rõ thái độ xem thường tiền nhân khi nhấn giọng bằng câu hỏi: “”Thằng Thuột” là “thằng” nào?”..

Viết về văn hóa, con người một vùng đất vốn đã thành huyền thoại phải có tầm văn hóa và trách nhiệm đối với những gì mình viết ra, đâu phải cứ thích là phán bừa dù đã được rào đón là “giai thoại” hay “dân gian lưu truyền”.

11-8-2020

Nguyễn Duy Xuân

(1). Xem ở đây: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-thoai-ve-ten-goi-thanh-pho-buon-ma-thuot-1419290.html?fbclid=iwar2nuq7yrel00z68s5thp8wsxnum8i2hmd5ibadnybftxw6fx7uagnnrgy0)

Nguồn VHNA: http://vanhoanghean.com.vn/component/k2/35-dien-dan/14307-can-can-trong-khi-viet-ve-tien-nhan

Rất tiếc tòa báo đã đề nghị tác giả gỡ bài vì lý do tế nhị của tòa báo. Hu huuu...


Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Có những sự "nể nang" vĩ đại

Kết quả hình ảnh cho liên kết việt đa cấp
 
Trong ứng xử hàng ngày, người Việt thường lấy cái tình làm trọng, thế cho nên mới có chuyện nể nang. Nhưng từ xưa tới nay chuyện nể nang (hay cả nể) chỉ giới hạn ở tầm vi mô, tức là chỉ trong phạm vi quan hệ cá nhân với cá nhân thôi. Bây giờ thì khác, cái sự nể nang đã được nâng lên tầm vĩ mô, thành chuyện quốc gia đại sự.
Có phải vì "nể nang" mà trùm lừa đảo Lê Xuân Giang đã lùa đảo được cả 60.000 người trong hơn một năm?

Vụ xây dựng resort trái phép ở Vườn Quốc gia Ba Vì: Luật pháp phải nghiêm minh!

Minh họa: Ngọc Diệp
 
Quả thực, người ta không thể hình dung nổi, một công trình đồ sộ như khu nghỉ dưỡng 4 sao bề thế này, với hàng chục khách sạn, biệt thự, bể bơi... lại có thể mọc lên giữa khu rừng cấm quốc gia Ba Vì y như là có phép màu vậy.
Minh họa Ngọc Diệp

VÔ CÙNG XẤU HỔ

Kết quả hình ảnh cho xấu hổ
 
“Xấu hổ quá đi thôi! Xấu hổ quá đi thôi!”
Chúng tôi “sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc”
Nâng cấp tiệc mừng thành... lễ hội thăng chức
Thiên hạ hết ghen tức, chê cười!

Ông Giám đốc Sở trả lời báo chí về vụ tiệc mừng thăng chức của ông phó GĐ: "phông chữ ... là một tai nạn... Tôi định đề nghị gỡ bảng nhưng suy nghĩ lúc lại thôi. Sợ làm phiền cuộc vui... Chúng tôi vô cùng xấu hổ... sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc. Lỗi đúng là ở cái phông chữ to đùng, ghi sai nội dung..."

Tổ quốc là con đường bố con mình đang đi

Sáng nay 13-3-2016, tại quán cà phê Vị Đắng (số 21 đường Mai Hắc Đế, TP. Buôn Ma Thuột) tập thơ "Tổ quốc là con đường bố con mình đang đi" - NXB Hội Nhà văn, 2016 của Nguyễn Duy Xuân chính thức ra mắt bạn đọc.