Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần
Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp từ trần lúc 18h chiều nay tại Viện quân y 108 khi ông vừa qua tuổi 103.
Đại
tướng qua đời vào 18h9 phút chiều 4/10, tại bệnh viện nơi ông nằm điều
trị từ năm 2009. Mới cách đây hơn một tháng, Đại tướng bước qua tuổi
103.
Thi hài của ông đã được chuyển từ khu chăm sóc đặc biệt đến nhà lạnh trong sự nghiêm cẩn của những người lính bồng súng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).
Sinh
ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, vốn là một thầy giáo dạy sử đã trở thành "người anh cả" của lực
lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của
Quân đội nhân dân Việt Nam.
"Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam; quyết chiến và toàn thắng!" - Mệnh lệnh nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
Trong
Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều
chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong
Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) - những bước ngoặt
trong lịch sử dân tộc.
Sau
khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc
phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991). Ông
cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I - VII.
Các
chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự trong nước và thế giới đều
đánh giá Đại tướng là người toàn tài kể cả trong thời chiến lẫn thời
bình. Ông đặc biệt được người dân Việt Nam nhiều thế hệ yêu mến, kính
trọng bởi tài năng cũng như sự gần gũi, bình dị trong cuộc sống.
Trong
Bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông
được ghi lại như một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
-------------------------
TIỂU SỬ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm
1911) là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam.
Là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính
trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam
(1960–1975). Ông tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch
Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu
Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông là nhà chỉ
huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và
lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Ông từng là một giáo viên dạy sử, nhà
báo và từng giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung
ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội
Nhân dân Việt Nam.
Thời niên thiếu
Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc
Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con
của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân).[2] Võ Quang Nghiêm là một nho
sinh thi cử bất thành về làm hương sư và thầy thuốc Đông y, khi cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông bị Pháp bắt, đưa về giam ở
Huế và mất trong tù.
Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu
học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học
Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Hai năm sau, ông bị đuổi học
cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau
khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới
thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc
nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam.
Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại
nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng
dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm
báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình
dân Pháp.
Thời thanh niên
Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô
Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ
(Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần
Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng,...
Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội
Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ
Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường
Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en
Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học
chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư.
Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham
gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt
trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương
đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng
nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân
chúng.
Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận
dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám
làm giám đốc nhà trường.
Bắt đầu sự nghiệp quân sự
Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp
với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt
biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông
Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam
Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc
lập của Việt Nam. Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn
luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng.
Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng
dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng
quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập
(một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là
tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên
Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt
gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp
trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương,
sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn
quốc.
Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp
được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng)
Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm
1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ.
Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi).
Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).
Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi).
Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).
Kháng chiến chống Pháp
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh
Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm
chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ
huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội
kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ.
Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Không được đào tạo tại bất kỳ trường
quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong
quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5
năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở
thành Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Quốc gia Việt Nam khi 37 tuổi. Sau
này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh
đã nói: "người nào đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng thiếu
tướng thì phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng thì phong trung
tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng". Cùng đợt thụ phong có
Nguyễn Bình được phong Trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn
Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại
Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Tháng 8 năm 1948, ông là ủy
viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập.
Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là
một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và
trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng
Lao động Việt Nam từ năm 1951.
Như các danh tướng Việt Nam trong lịch
sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế
mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có
tên gọi là Chiến tranh Nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh,
tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý
luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên
tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh
chống Pháp và chống Mỹ.
Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ
Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân
sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: "Đại đội độc lập, tiểu
đoàn tập trung". Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện
quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương
pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc
tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều
quân.
Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí
Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch
Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: "Cho chú toàn
quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết
vốn". Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi
đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn
pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang
bị hiện đại của Liên hiệp Pháp. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho
quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Võ Nguyên
Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một
người hùng của Thế giới thứ ba, nơi có những người dân bị nô dịch đã xem
Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây
dựng nền độc lập của riêng mình.
Các chiến dịch
Tướng Giáp báo cáo kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ
Các chiến dịch ông đã tham gia với tư
cách là Tư lệnh chiến dịch - Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp
cùng với Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến dịch:
Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
Chiến dịch Biên giới (tháng 9 - 10, năm 1950)
Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)
Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)
Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)
Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)
Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)
Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 - 5 năm 1954)
Chiến dịch Biên giới (tháng 9 - 10, năm 1950)
Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)
Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)
Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)
Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)
Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)
Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 - 5 năm 1954)
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ
mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến
dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết
cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.
Kháng chiến chống Mỹ
Từ năm 1954 đến năm 1976, Võ Nguyên Giáp
tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương,
Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông
còn là Phó Thủ tướng Chính phủ, sau là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
(từ năm 1955 đến năm 1991).
Đại sự ký hoạt động của Võ Nguyên Giáp đối với cuộc chiến tranh tại miền nam Việt Nam như sau:
Từ 1954 đến 1964
Từ năm 1954 đến năm 1956, Võ Nguyên Giáp
chủ trương đấu tranh hòa bình, yêu cầu Việt Nam Cộng hòa thực hiện Hiệp
định Geneve vì một Việt Nam thống nhất, không chia rẽ về tình cảm và
chính trị. Tuy nhiên, Ngô Đình Diệm đã thẳng thừng bác bỏ yêu sách này
bằng Phong Trào Tố cộng Diệt cộng.
Từ năm 1957 đến năm 1958, Võ Nguyên Giáp
giúp Bộ Chính trị và những người cộng sản miền nam do Lê Duẩn đứng đầu
ban hành Nghị quyết 15 Bộ Chính trị, khẳng định việc giải phóng miền nam
bằng bạo lực cách mạng, cho phép những cán bộ kháng chiến còn lại ở
miền nam tổ chức hoạt động vũ trang.
Năm 1959, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ
Nguyên Giáp đã quyết định thành lập Đoàn 559 mở đường mòn dọc dãy Trường
Sơn để tiếp ứng phong trào cách mạng miền nam Việt Nam. Nhờ việc mở
đường Trường Sơn, phong trào cách mạng và hoạt động du kích miền Nam
phát triển rất mạnh. Sau 4 năm, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam đã thành lập được một số đơn vị cấp trung đoàn.
Năm 1964, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ
Nguyên Giáp đã bí mật cử Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn vào chiến trường
Đông Nam Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam đánh lớn tại Bàu Bàng, Dầu
Tiếng, Đồng Xoài ... tạo chuyển biến chiến trường và thành lập các Sư
đoàn 1, 2, 3, 5, 7, 9 nổi tiếng. Trong đó, Sư đoàn 1 trấn thủ Tây
Nguyên, Sư đoàn 2 trấn thủ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sư đoàn 3 Sao Vàng
trấn thủ Bình Định, trung đoàn 10 trấn thủ Phú Yên, trung đoàn 20 trấn
thủ Khánh Hòa, Sư đoàn 5 trấn thủ khu vực Sài Gòn - Gia Định, Sư đoàn 7
cơ động chiến đấu khắp Quân khu 7 gồm Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai,
Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước và Sư đoàn 9 di chuyển chiến đấu khắp
Tây Ninh và Quân khu 9.
Từ 1965 đến 1972
Năm 1965, chia lửa với Nam Bộ, Hoàng
Minh Thảo, người học trò của Võ Nguyên Giáp ở trường Thăng Long được cử
vào Mặt trận Tây Nguyên làm Phó Tư lệnh rồi Tư lệnh Mặt trận B3 thay Chu
Huy Mân chuyển sang chỉ huy Mặt trận duyên hải Nam Trung Bộ đến khi
chiến tranh kết thúc.
Năm 1968, Bộ Chính trị và Bộ Thống soái
Tối cao tại Hà Nội phát động cuộc Tổng Tấn công và Nổi dậy Tết Mậu Thân.
Dù thiệt hại về nhân mạng to lớn, nhưng chiến dịch đã đánh bại chính
phủ Hoa Kỳ về chính trị-ngoại giao và giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của
nhân dân phản đối chiến tranh tại Mỹ và trên toàn thế giới, buộc Hoa Kỳ
phải ngừng ném bom miền Bắc, ngồi vào bàn đàm phán và dần rút quân khỏi
Việt Nam. Đây là bước ngoặt của cuộc chiến tranh nhưng còn quá ít thông
tin xoay quanh Võ Nguyên Giáp vào thời điểm này, chỉ biết ông cũng tham
gia lập kế hoạch, song khi cuộc tổng tiến công diễn ra thì ông đang ở
nước ngoài trị bệnh.
Từ 1972 đến 1975
Cuốn hồi ức mang tên "Tổng Hành dinh
trong Mùa xuân Đại thắng" do Võ Nguyên Giáp xuất bản lần đầu năm 2001 đã
thuật lại những hoạt động của ông vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến
chống Mỹ từ năm 1972 đến năm 1975.
Năm 1972, sau đại thắng tại Chiến dịch
Đường 9 Nam Lào, với kho vũ khí khá hùng hậu, Võ Nguyên Giáp chủ trương
khuếch trương chiến quả bằng một kế hoạch quân sự ở Tây Nguyên, nơi có
khả năng triển khai lực lượng lớn, đánh lớn, gây những khó khăn lớn hơn
cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Kế hoạch này đã bị nhà lãnh đạo Lê Duẩn
và Quân ủy trung ương bác bỏ do Cục 2 nhận được thông tin là tình báo là
Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Mỹ đã sớm biết và đã đón lõng tại Tây
Nguyên. Đồng thời do ở gần nên mặt trận Trị-Thiên cũng dễ bổ sung đạn
dược, quân số hơn, lại có 2 mục tiêu cực kỳ quan trọng là Huế và Đà
Nẵng.
Một phương án thỏa hiệp được đưa ra.
Quân Giải phóng sẽ chia quân mở 3 chiến dịch tại Trị-Thiên, Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ. Sau 2 tháng, trước những thắng lợi lớn trong Chiến dịch
Trị Thiên, các lực lượng bổ sung được tiếp tục đưa vào đây, còn mặt trận
Tây Nguyên thì buộc phải ngừng tiến công do hết dự trữ. Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đề xuất vòng qua phía tây Huế, chia lực lượng và hỏa lực
đánh vào Vùng Chiến thuật I. Tuy nhiên các đơn vị công binh mở đường do
thiếu phương tiện nên thực hiện quá chậm, không kịp phục vụ mục tiêu
chiến dịch (con đường này sau đó đã phát huy tác dụng vào chiến dịch mùa
xuân năm 1975). 6 sư đoàn tham gia chiến dịch Trị Thiên gồm 312, 308,
324, 325, 320, 341 đã hành quân đánh trực diện từ phía bắc xuống Vùng
Chiến thuật I, nơi có Quân đoàn I và lực lượng tổng trù bị của Quân lực
Việt Nam Cộng hòa gồm Sư đoàn Dù số 1 và Sư đoàn Hải quân Lục chiến số
1.
Trên địa hình nhỏ hẹp dài, bên núi, bên
biển dẫn đến Vùng Chiến thuật 1, 6 sư đoàn tiến công trong tình cảnh
phơi mình dưới bom rải thảm B52, pháo kích từ chiến hạm Mỹ, pháo kích từ
Vùng Chiến thuật 1. Theo thông tin gần đây cho biết, trong suốt 9 tháng
chiến dịch, Sư đoàn 308 thương vong 70% quân số; Sư đoàn 312 đã bổ sung
quân 13 đợt, mỗi đợt 500 người; Sư đoàn 320 thương vong 80% quân số.
Các sư đoàn còn lại tham chiến đều mất ít nhất nửa số quân. Tổng thương
vong lên tới hơn 30 ngàn người. Trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 320 với lời
nguyền "Trung đoàn 48 còn, Thành cổ Quảng Trị còn" đã rút khỏi chiến địa
khi chỉ còn gần 80 chiến sĩ. Câu thơ "Đò xuôi Thạch Hãn ơi chèo
nhẹ/Dưới sông còn đó bạn tôi nằm ..." đã đi vào lịch sử kháng chiến
chống Mỹ cứu nước như tiếng khóc thương đồng đội, chiến sĩ da diết, bi
thương nhất. Chiến dịch cũng khiến Hà Nội tiêu tốn hơn 300.000 viên đạn
pháo, gần 4/5 lượng đạn pháo trong kho, dẫn đến tình trạng thiếu đạn,
chỉ còn 100.000 viên cuối năm 1974.
Năm 1972, Võ Nguyên Giáp đã bố trí lực lượng đánh trả cuộc tập kích đường không của Không lực Mỹ suốt 12 ngày đêm.
Năm 1975, Võ Nguyên Giáp đã tán thành đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, xin ý kiến Bộ Chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam chỉ đạo đánh đòn "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa tại Buôn Mê Thuột. Chính ông nhân đà thắng trận Buôn Ma Thuột, trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng".
Năm 1975, Võ Nguyên Giáp đã tán thành đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, xin ý kiến Bộ Chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam chỉ đạo đánh đòn "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa tại Buôn Mê Thuột. Chính ông nhân đà thắng trận Buôn Ma Thuột, trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng".
Từ 30 tháng 4 năm 1975 đến nay
Trong một thời gian ngắn từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963 ông kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước.
Năm 1980, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và
Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật. Người thay thế ông ở Bộ
Quốc phòng là Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội
Nhân dân Việt Nam, một trong những cộng sự lâu năm nhất của ông.
Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng
phân công kiêm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ
có kế hoạch khi Ủy ban này được thành lập (cùng với một số Bộ trưởng các
Bộ và Tổ chức khác làm phó).
Năm 1991, ông thôi chức ủy viên Trung ương, Phó Thủ tướng, nghỉ hưu ở tuổi 80.
Thời gian gần đây tuy tuổi cao, sức yếu,
nhưng ông vẫn quan tâm và đưa ra một số lời bình luận trên mặt báo về
tình hình đất nước như có bài báo yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội
Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18[10], hay cuộc gặp gỡ và khuyến khích doanh
nhân làm xuất khâu nông sản.
Vào ngày 1 tháng 11 năm 2007 ông gửi thư
trong đó bày tỏ sự phản đối chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di
tích 18 Hoàng Diệu. Ông cũng có bài viết thực trạng và kiến nghị 6 vấn
đề "cơ bản và cấp bách" nhằm triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền
giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay.
Vào đầu năm 2009, Võ Nguyên Giáp có
nhiều góp ý về các sự kiện lớn của đất nước. Tiêu biểu là việc góp ý về
Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, không dưới 3 lần, ông đã viết thư
yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dừng dự án này[14], vì lý do an ninh
quốc gia và vấn đề môi trường.
Ngày 25 tháng 8 năm 2010, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã mừng đại thọ 100 tuổi. Đến thời điểm này, ông là chính
khách Việt Nam sống lâu nhất (cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng mất năm 2000,
thọ 94 tuổi).
Các giải thưởng và danh hiệu
Huân chương:
Huân chương Sao Vàng (1992)
2 Huân chương Hồ Chí Minh
2 Huân chương Quân công hạng nhất
Huân chương Chiến thắng hạng nhất.
2 Huân chương Hồ Chí Minh
2 Huân chương Quân công hạng nhất
Huân chương Chiến thắng hạng nhất.
Huy chương: Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Các tác phẩm chính
Vấn đề dân cày (đồng tác giả với Trường Chinh), 1938;
Đội quân giải phóng, 1947;
Từ nhân dân mà ra, 1964;
Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử, 1964;
Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng, 1970;
Những năm tháng không thể nào quên, 1972;
Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, 1972;
Những chặng đường lịch sử (gồm 2 tác phẩm đã in trước đó là Từ nhân dân mà ra và Những năm tháng không thể nào quên), 1977;
Chiến đấu trong vòng vây, 1995;
Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, 1979;
Đường tới Điện Biên Phủ;
Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử;
Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng, 2000.
Đội quân giải phóng, 1947;
Từ nhân dân mà ra, 1964;
Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử, 1964;
Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng, 1970;
Những năm tháng không thể nào quên, 1972;
Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, 1972;
Những chặng đường lịch sử (gồm 2 tác phẩm đã in trước đó là Từ nhân dân mà ra và Những năm tháng không thể nào quên), 1977;
Chiến đấu trong vòng vây, 1995;
Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, 1979;
Đường tới Điện Biên Phủ;
Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử;
Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng, 2000.
Gia đình riêng
Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu với bà
Nguyễn Thị Quang Thái năm 1934 và có với nhau một người con gái là Võ
Hồng Anh (1941-2009), một tiến sĩ khoa học ngành Toán-lý đã từng đoạt
giải thưởng Kovalevskaia năm 1988.
Năm 1946, ông tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà, con gái của giáo sư Đặng Thai Mai. Ông bà có 4 người con, 2 gái và 2 trai:
Võ Hòa Bình (1951-), con gái.
Võ Hạnh Phúc (10 tháng 8 năm 1952-), con gái, vợ đầu tiên của Trương Gia Bình nay đã li hôn. Hiện là Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn HIPT.
Võ Điện Biên (1954-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty CP Đông Sơn.
Võ Hồng Nam (1956-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty CP Máy tính Truyền thông Hồng Nam.
Võ Hạnh Phúc (10 tháng 8 năm 1952-), con gái, vợ đầu tiên của Trương Gia Bình nay đã li hôn. Hiện là Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn HIPT.
Võ Điện Biên (1954-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty CP Đông Sơn.
Võ Hồng Nam (1956-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty CP Máy tính Truyền thông Hồng Nam.