Trang chủ

     

Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

Hướng dẫn học tập môn PPDH Tiếng Việt

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
MÔN PPDHTV TIỂU HỌC
I. Mục tiêu môn học:
1. Kiến thức:
Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về:
- Những vấn đề chung về PPDHTV (đối tượng, nhiệm vụ, cơ sở khoa học, mục tiêu, nội dung chương trình, nguyên tắc, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
- Đặc điểm chương trình và sách giáo khoa, các phương pháp dạy học (biện pháp và hình thức tổ chức dạy học, quy trình dạy học) của từng phân môn Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn.
- Hiểu biết về kế hoạch dạy học, các yêu cầu chuẩn bị một bài dạy và các thao tác tiến hành trong từng tiết dạy.
2. Kĩ năng
Sinh viên có các kĩ năng :
- Kĩ năng tìm hiểu trình độ và kĩ năng Tiếng Việt của học sinh.
- Kĩ năng tự phân tích, nghiên cứu tìm hiểu mục tiêu, nội dung, cấu trúc chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo.
- Kĩ năng thiết kế bài dạy Tiếng Việt, tổ chức các hoạt động dạy học Tiếng Việt
- Kĩ năng phân tích đánh giá thực tế dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.
- Kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
3. Thái độ:
Học phần nhằm bồi dưỡng cho sinh viên:
- Lòng yêu quý tiếng mẹ đẻ.
- Có ý thức rèn luyện năng lực tiếng mẹ đẻ cho học sinh.
- Có thái độ tôn trọng học sinh, yêu mến, đồng cảm với học sinh tiểu học.
- Có ý thức tìm tòi, say mê học tập, tự nghiên cứu để có hiểu biết sâu sắc và kĩ năng thực hành dạy học tốt.
- Yêu nghề dạy học.
II. Tóm tắt nội dung môn học:
– Cung cấp cho sinh viên những nhận thức cơ bản về phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
– Giới thiệu cho sinh viên phương pháp dạy các phân môn và một số kiểu bài cụ thể của môn tiếng Việt ở Tiểu học.
– Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thực hành phương pháp dạy học tiếng Việt thông qua một số giờ thực hành trên lớp.
III. Học liệu:
5.1. Học liệu bắt buộc:
1. Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga, Phương pháp dạy học TV ở Tiểu học, NXBGD, NXBĐHSP, 2007
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chương trình tiểu học – NXBGD, 2006.
3. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5. Nhà xuất bản GD, 2005, 2006.
4. Sách bài tập Tiếng Việt 1, 2, 3, 4. Nhà xuất bản GD, 2005.
5. Vở Tập viết 1, 2, 3, 4. Nhà xuất bản GD, 2005.
6. Mẫu chữ viết trong trường tiểu học. Nhà xuất bản GD, 2005.
5. 2. Học liệu tham khảo:
1. Lê A – Thành Thị Yên Mĩ – Lê Phương Nga – Nguyễn Trí – Cao Đức Tiến - Phương pháp dạy học Tiếng Việt tập 1, NXBGD, 1997.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tài liệu tập huấn giảng viên cốt cán cấp tỉnh, Thành phố triển khai CT, SGK lớp 1,2,3,4,5 môn Tiếng Việt.
3. Nguyễn Văn Bản (chủ biên, 2008), Bài giảng Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1, www.ebook.edu.vn.
4. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng việt ở tiểu học, NXB ĐHQG Hà Nội.
5. Đinh Thị Oanh, Vũ Thị Kim Dung, Phạm Thị Thanh (2006), Tiếng Việt và Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học (Dự án phát triển giáo viên tiểu học), NXBGD.
6. Nguyễn Trí (2000), Dạy và học Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới, NXBGD.
7. Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 1.
8. Các băng hình dạy học chương trình Tiếng Việt mới. Ban chỉ đạo đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Vụ Giáo dục Tiểu học, 2005
9. Băng hình dạy học tiếng Việt. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học, 2005
10. Các bộ sách công cụ: Từ điển tiếng Việt, Từ điển Hán – Việt, Từ điển chính tả tiếng Việt, Từ điển từ láy tiếng Việt, Từ điển thành ngữ,…
IV. Hướng dẫn tự nghiên cứu:
Phần I. Những vấn đề chung:
     Sinh viên tự nghiên cứu các vấn đề sau, viết báo cáo kết quả tự nghiên cứu, theo một trong các đề tài:
- Sự gắn kết giữa mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở tiểu học và việc biên soạn nội dung SGK Tiếng Việt tiểu học.
- Đặc điểm của chương trình Tiếng Việt tiểu học.
- Đặc điểm sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học.
- Đặc điểm nội dung hệ thống chủ đề của sách Tiếng Việt 1.
- Đặc điểm nội dung hệ thống chủ đề của sách Tiếng Việt 2.
- Đặc điểm nội dung hệ thống chủ đề của sách Tiếng Việt 3.
- Đặc điểm nội dung hệ thống chủ đề của sách Tiếng Việt 4.
- Đặc điểm nội dung hệ thống chủ đề của sách Tiếng Việt 5
- Vấn đề tích hợp trong chương trình Tiếng Việt tiểu học.
- Sự khác nhau của nội dung và biện pháp dạy học vần giữa chương trình tiểu học (CTTH) 1989 và CTTH-2000.
- So sánh sự khác nhau về nội dung chương trình Từ ngữ-Ngữ pháp (CCGD 1981) và chương trình Luyện từ và Câu (CTTH-2000).
Phần II. Phương pháp dạy học các phân môn:
     Sinh viên lựa chọn tự nghiên cứu một trong các vấn đề sau, viết tiểu luận báo cáo kết quả tự nghiên cứu theo qui định của khoa và giảng viên:
1. Chính âm và thực trạng dạy chính âm ở tiểu học hiện nay? Biện pháp khắc phục.
2. Đặc điểm của hệ thống câu hỏi và biện pháp khai thác hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tập đọc.
3. Tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức đối với học sinh của hệ thống chủ đề các bài tập đọc trong sách Tiếng Việt lớp 2, 3, 4 hoặc lớp 5.
4. Nội dung chương trình và sách giáo khoa phân môn Chính tả lớp 2, 3, 4 hoặc lớp 5 ở tiểu học hiện hành. Những ưu điểm và hạn chế của chương trình và sách giáo khoa phân môn Chính tả (qua hệ thống bài tập chính tả bắt buộc và bài tập chính tả lựa chọn).
5. Điều tra và phân loại lỗi chính tả của một khối lớp (ở một trường tiểu học). Trên cơ sở đó, đề xuất việc điều chỉnh nội dung các bài tập chính tả lựa chọn trong sách giáo khoa tiểu học hiện hành.
6. Tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh của các câu chuyện kể ở các lớp tiểu học (chọn một lớp).
7. Tìm hiểu vai trò của kênh hình trong dạy học kể chuyện ở tiểu học.
8. Nội dung chương trình và sách giáo khoa phân môn Tập làm văn lớp 2, 3, 4 hoặc lớp 5 ở tiểu học hiện hành. Những ưu điểm và hạn chế của chương trình và sách giáo khoa phân môn Tập làm văn.
9. Tìm hiểu vai trò của kênh hình trong dạy học Tập làm văn ở tiểu học.
10. Tìm hiểu vai trò của quan sát trong dạy học Tập làm văn ở tiểu học. các biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh trong dạy học Tập làm văn.
11. Tầm quan trọng của việc ra đề bài Tập làm văn? Từ các đề bài Tập làm văn trong sách Tiếng Việt lớp 4 và lớp 5, hãy nêu nhưng ưu điểm và nhược điểm của các đề bài Tập làm văn. Đề xuất biện pháp khắc phục để có những đề bài Tập làm văn hợp lí cho học sinh luyện tập.
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt là gì?
2. Phân tích đối tượng của phương pháp dạy Tiếng Việt ở tiểu học.
3. Phân tích các nhiệm vụ của phương pháp dạy Tiếng Việt ở tiểu học với tư cách là một ngành khoa học, với tư cách là một môn học ở trường sư phạm.
4. Trình bày cơ sở Triết học Mác- Lênin chi phối việc dạy học Tiếng Việt.
5. Phân tích cơ sở ngôn ngữ học, văn học của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.
6. Phân tích nguyên tắc Giáo dục học đã chi phối việc dạy học Tiếng Việt như thế nào?
7. Lấy ví dụ để làm rõ những hiểu biết về tâm lí học, tâm lí ngôn ngữ học đã chi phối việc dạy học Tiếng Việt như thế nào ?
8. Phân tích mục tiêu của chương trình Tiếng Việt ở tiểu học? Thực hành phân tích mục tiêu của một bài học được thể hiện trong một phân môn.
9. Phân tích các nguyên tắc xây dựng chương trình Tiếng Việt Tiểu học
10. Giải thích các căn cứ xây dựng chương trình và các nguyên tắc biên soạn SGK Tiếng Việt.
11. Trình bày những đặc điểm cơ bản của chương trình Tiếng Việt ở các lớp 1,2,3,4.5.
12. Nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt, phát hiện những phần, những nội dung chưa hiểu để tìm lời giải đáp trong nhóm.
13. Phát hiện những bài tập trong SGK dự đoán là HS khó thực hiện và đề xuất cách xử lí.
14. Phân tích nội dung các nguyên tắc, các phương đặc trưng trong dạy Tiếng Việt ở tiểu học.
15. Mô tả, phân tích một thực tiễn dạy học (các trích đoạn giờ dạy hoặc một tiết dạy) để làm rõ sự vận dụng các nguyên tắc, các phương pháp đặc trưng trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.
16. Thực hành tổ chức một hoạt động giao tiếp cho HS trong giờ học Tiếng Việt.
17. Thực hiện theo nhóm (đóng vai) tổ chức thực hiện các bài tập vận dụng phương pháp giao tiếp, phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp rèn luyện theo mẫu.
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẦN
A. Sinh viên đọc giáo trình và các tài liệu tham khảo tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề sau:
1. Phân tích mục tiêu, nhiệm vụ dạy học học vần ( dựa vào các nguồn: Tài liệu bồi dưỡng GV cốt cán cấp tỉnh, thành phố triển khai chương trình, sách giáo khoa lớp 1 môn Tiếng Việt; sách giáo viên Tiếng Việt 1, tập 1.)
2. Phân tích cơ sở khoa học dạy học vần: cơ sở tâm lí học; cơ sở ngôn ngữ học.
3. Tìm hiểu, nhận xét chương trình (số tuần học, tống số bài; số bài, số tiết/ tuần; các yêu cầu về kĩ năng đọc, viết, nghe ,nói).
4. Tìm hiểu về sách giáo khoa Học vần:
- Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, phần Học vần có thể chia làm mấy phần cơ bản? Mỗi phần từ bài nào đến bài nào? Gồm những nội dung gì?
- Phần học vần có thể chia làm mấy dạng bài? Đó là những dạng bài nào?
- Cấu trúc mỗi bài học có những nội dung gì? Nội dung gì cần chú ý?
- Câu trúc bài ôn tập gồm những nội dung gì? Nội dung gì cần chú ý?
5. Tìm hiểu việc tổ chức dạy các dạng bài học vần gồm các nội dung sau:
- Các phương pháp chung dạy học vần.
- Các biện pháp, hình thức day học vần.
- Quy trình dạy các dạng bài cụ thể:
+ Dạng bài làm quen với âm và chữ.
+ Dạng bài dạy âm, vần mới.
+ Dạng bài Ôn tập âm, vần.
6. Thiết kế giáo án và tập dạy, tập rút kinh nghiệm giờ dạy theo 3 dạng bài trên.
B. Thực hành
1. Ôn luyện các kĩ năng: đánh vần; viết chữ in thường, trình bày bài học âm, học vần, ôn tập trên bảng lớp (SV tự luyện tập ngoài giờ).
2. Thiết kế giáo án các kiểu bài dạy học vần (thực hiện ngoài giờ lên lớp) sau:
- Bài dạy “Làm quen với âm và chữ cái ghi âm”: Bài 2: b, TV1, T1, Tr 6-7
- Bài dạy học âm: bài 17: u, ư –TV1,T1, Tr 36-37
- Bài dạy học vần: Bài 47: en, ên – TV1, T1, Tr 96-97
- Bài dạy ôn tập vần: Bài 43, TV1, T1, Tr 88 - 89.
3. Thiết kế 2 trò chơi áp dụng trong dạy học vần.
4. Thực hành dạy các bài đã soạn.

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP VIẾT
A. Sinh viên đọc giáo trình và các tài liệu tham khảo tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề sau:
1.Mẫu chữ hiện hành ở tiểu học:
Dựa vào các nguồn tài liệu: Mẫu chữ viết được ban hành kèm theo Quyết định số 31/2002/QĐBGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chữ viết và dạy chữ viết ở trường tiểu học- Lê A- NXBĐHSP, 2003 để tìm hiểu, nắm vững:
- Các kiểu chữ thường, chữ hoa, chữ số.
- Hình dáng, kích thước, cỡ chữ của chữ thường, chữ hoa, chữ số.
- Các nét cơ bản, phân tích cấu tạo của từng chữ.
- Các yếu tố kĩ thuật viết chữ: điểm đặt bút, điểm kết thúc, kĩ thuật lia bút, rê bút, viết liền mạch, ghi dấu thanh.
2. Mục tiêu, vị trí, nhiệm vụ dạy tập viết ở tiểu học:
Dựa vào các tài liệu tập huấn triển khai chương trình SGK môn Tiếng Việt lớp 1,2,3 và SGV Tiếng Việt lớp1,2,3 tập 1 để tìm hiểu mục tiêu, vị trí dạy tập viết ở tiểu học và ở từng lớp. Phân tích các nhiệm vụ cụ thể dạy Tập viết.
3. Tìm hiểu cơ sở khoa học của việc dạy tập viết:
4. Nội dung chương trình tập viết ở các lớp 1,2,3 (số tiết, nội dung, yêu cầu cần đạt)
5. Tìm hiểu cấu trúc vở Tập viết ở các lớp 1,2,3 (số bài, nội dung chương trình được thể hiện trên vở Tập viết, cách trình bày các trang, yêu cầu về cỡ chữ, các bài luyện tập ở lớp, ở nhà…)
6. Các phương pháp, biện pháp dạy học Tập viết. (cho ví dụ minh hoạ các phương pháp và biện pháp).
7. Quy trình dạy học Tập viết ở các lớp 1,2,3.
8. Vận dụng lí thuyết vào việc thực hành thiết kế các giáo án và tập dạy Tập viết lớp 1,2,3.
B. Thực hành
1. Luyện viết lại chữ hoa, chữ thường và các bài tập viết của các lớp 1, 2, 3 trên bảng lớp. (SV tự rèn luyện ngoài giờ).
2. Thiết kế các giáo án các bài tập viết sau (SV soạn bài ở nhà)
- Tập viết tuần 9 –Vở Tập viết 1, tập 1 Tr 20 - 23.
- Tô chữ hoa: D, Đ- Vở Tập viết 1, tập 2 – Tr 17.
- Tuần 1: Tập viết chữ hoa: A –Vở Tập viết 2, T1, Tr 3.
- Tuần 3: Tập viết: Ôn chữ hoa: B – Tập viết 3, T1, Tr 7.
3. Tập dạy và tập rút kinh nghiệm theo các giáo án trên.

Chương 4: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH TẢ
A. Sinh viên đọc giáo trình và các tài liệu tham khảo tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề sau:
1. Mục tiêu, vị trí, nhiệm vụ dạy Chính tả ở tiểu học.
2. Tìm hiểu cơ sở khoa học của việc dạy Chính tả.
3. Nội dung chương trình Chính tả ở Tiểu học (số tiết, nội dung, kiểu bài, yêu cầu cần đạt)
4. Các phương pháp, biện pháp dạy học Chính tả ở Tiểu học. ( cho ví dụ minh hoạ các phương pháp và biện pháp).
5. Phân tích mối quan hệ giữa kiến thức tiếng Việt với việc viết chính tả.
B. Thực hành
1. Thống kê các lỗi chính tả học sinh thường mắc. Nêu biện pháp sửa lỗi.
2. Vận dụng lí thuyết vào việc thực hành thiết kế các giáo án và tập dạy Chính tả ở Tiểu học.

Chương 5: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẬP ĐỌC
A. Sinh viên đọc giáo trình và các tài liệu tham khảo tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề sau:
1. Tìm hiểu kĩ thuật đọc diễn cảm bài văn, thơ (giáo trình bắt buộc 1, tr.152-153).
2. Tìm hiểu các hành động và kĩ năng đọc hiểu (giáo trình bắt buộc 1, tr. 158-159).
3. Luyện đọc diễn cảm tác phẩm văn học, chủ yếu các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học.
4. Giải quyết các bài tập trong giáo trình bắt buộc 1, từ tr.139 đến trang 145.
5. Thực hiện các nội dung thực hành, soạn giáo án theo yêu cầu của giáo viên.
B. Thực hành
1. Thảo luận bài tập 2,3 phần II hướng dẫn học tập.
2. Thảo luận về chương trình, sách giáo khoa TĐ.
3. Giải quyết các bài tập trong giáo trình bắt buộc 1, từ tr.139 đến trang 145.
4. Thực hành luyện đọc.
5. Soạn giáo án và tập giảng (mỗi khối: 2&3, 4&5 một giáo án).

Chương 6: PHƯƠNG PHÁP DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU
A. Sinh viên đọc giáo trình và các tài liệu tham khảo tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề sau:
1. Phân tích vị trí của phân môn Luyện từ và câu (cơ sở của việc sát nhập, chuyển đổi tên gọi Từ ngữ - Ngữ pháp thành Luyện từ và câu. Vai trò của Luyện từ và câu trong nhà trường tiểu học và trong cuộc sống. Vị trí của Luyện từ và câu trong chương trình Tiếng Việt tiểu học).
2. Phân tích làm rõ nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học.
3. Mô tả, phân tích nội dung chương trình Luyện từ và câu ở các lớp 2,3,4,5. So sánh nội dung chương trình Luyện từ và câu lớp 2-3 và lớp 4-5.(các nguồn tài liệu như mục 1).
4. Tìm hiểu cấu trúc dạng bài học Luyện từ và câu được thể hiện trên SGK Tiếng Việt lớp 2-3 và lớp 4-5.
5. Tìm hiểu và phân tích các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu.
6. Tìm hiểu các phương pháp dạy học Luyện từ và câu. Lấy ví dụ phân tích minh hoạ rõ từng phương pháp.
7. Tìm hiểu các biện pháp và hình thức dạy học Luyện từ và câu lớp 2-3. Lấy ví dụ minh hoạ cho từng biện pháp.
8. Tìm hiểu các biện pháp và hình thức dạy học Luyện từ và câu lớp 4-5. Lấy ví dụ minh hoạ cho từng biện pháp.
9. Tìm hiểu quy trình dạy học Luyện từ và câu lớp 2-3 và lớp 4-5
B. Thực hành
1. Thảo luận về chương trình, sách giáo khoa Luyện từ và câu.
2. Giải quyết các bài tập trong giáo trình 1, từ tr.181 đến trang 183. Các bài tập của chương học trong phần Hướng dẫn học tập.
3. Xem băng ghi hình các tiết dạy Luyện từ và câu lớp 2, 3, 4, 5.
4. Thực hành thiết kế các giáo án Luyện từ và câu:
- Bài dạy lớp 2: Từ chỉ sự vật - Câu kiểu Ai là gì? (Tuần 3 – TV2 – T1 – tr.26).
- Bài dạy lớp 3: Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi – Ôn tập câu Ai là gì? (Tuần 2, TV3, T1, tr.16).
- Bài dạy lớp 4: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết (Tuần 3, TV4, T1 tr.33).
- Bài dạy lớp 5: Từ trái nghĩa (Tuần 4, TV5, T1, tr. 38-39).
5. Thực hành tập dạy các bài đã soạn.

Chương 7: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỂ CHUYỆN
A. Sinh viên đọc giáo trình và các tài liệu tham khảo tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề sau:
1. Vai trò và tác động của KC đối với trẻ em.
2. Phân tích nội dung chương trình dạy học KC Tiểu học.
3. Tại sao văn bản Kể chuyện đồng thời cũng là văn bản Tập đọc?
B. Thực hành:
1. Các bài tập 6,7, trong phần II Hướng dẫn học tập.
2. Luyện tập và thực hành KC (lớp 2,3,4,5).
3. Soạn và thực hành 1 tiết dạy KC.

Chương 8: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN
A. Sinh viên đọc giáo trình và các tài liệu tham khảo tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề sau:
1. Tìm hiểu các yêu cầu về kĩ năng nói, viết (kĩ năng TLV) và kiến thức về giao tiếp, văn, văn bản trong chương trình tiểu học (học liệu bắt buộc 1, tr.225)
2. Phân tích các quá trình của hoạt động giáo tiếp (học liệu bắt buộc 1, tr.230).
3. Phân tích tính chất, nhiệm vụ của môn TLV ở Tiểu học.
4. Mô tả các kĩ năng TLV ở các khối lớp.
B. Thực hành:
1. Tập viết các câu văn, đoạn văn miêu tả.
2. Tập viết các dạng văn nhật dụng.
3. Tập ra các đề TLV.
4. Soạn giáo án các kiểu bài TLV và thực hành dạy.
------------------------