Trang chủ

     

Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

Đề cương môn học PPDH Tiếng Việt

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

1. Thông tin về giảng viên:
Họ tên giảng viên: Nguyễn Duy Xuân
Thời gian, địa điểm làm việc: Thứ 2.
Tại: Văn phòng Khoa Xã hội – Nhân văn, Trường CĐSP Đắc Lắc, số 349 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc.
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Duy Xuân, Bộ môn Ngữ Văn, Khoa Xã hội – Nhân văn, Trường CĐSP Đắc Lắc, số 349 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc.
Điện thoại: CQ: 05003 852678; NR: 05003 812249; DĐ: 0907730415
Email: Email:duyxuann@yahoo.com.vn
Webblog: http://nguyenduyxuan.blogspot.com/
2. Thông tin về môn học:
a. Tên môn học: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
b. Mã số môn học: 120183
c. Số tín chỉ: 4
d. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
- Nghe giảng lý thuyết: 40 giờ tín chỉ
- Bài tập: 05 giờ tín chỉ (có thể tích hợp trong giờ dạy lí thuyết)
- Thảo luận: 15 giờ tín chỉ (có thể tích hợp trong giờ dạy lí thuyết)
- Tự học, tự nghiên cứu: 120 giờ tín chỉ
- Thực hành, thực tập:
đ. Trình độ sinh viên: Năm thứ II hệ CĐ Tiểu học
e. Điều kiện tiên quyết: Đã học các học phần Tiếng Việt 1, 2.
g. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự lớp
- Tự nghiên cứu và báo cáo kết quả tự nghiên cứu, thảo luận.
- Thực hiện các hoạt động thực hành: soạn, thiết kế giáo án, xem dạy, tập dạy.
h. Yêu cầu về trang thiết bị:
- Phòng học giảng lý thuyết (thực hành).
- Phòng chuyên dụng, máy chiếu projector, máy tính, bảng, phấn, …
3. Mục tiêu môn học:
a. Kiến thức: Sinh viên phải có hiểu biết cơ bản về:
- Những vấn đề chung về PPDHTV (đối tượng, nhiệm vụ, cơ sở khoa học, mục tiêu, nội dung chương trình, nguyên tắc, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
- Nắm được những kiến thức cơ bản và có hệ thống về vị trí, nhiệm vụ, đặc điểm chương trình và sách giáo khoa, cơ sở khoa học, các phương pháp dạy học (biện pháp và hình thức tổ chức dạy học, quy trình dạy học) của từng phân môn Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn.
- Hiểu biết về kế hoạch dạy học, các yêu cầu chuẩn bị một bài dạy và các thao tác tiến hành trong từng tiết dạy.
b. Kĩ năng: Sinh viên có các kĩ năng:
- Kĩ năng tìm hiểu trình độ và kĩ năng Tiếng Việt của học sinh.
- Kĩ năng tự phân tích, nghiên cứu tìm hiểu mục tiêu, nội dung, cấu trúc chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo.
- Kĩ năng thiết kế bài dạy Tiếng Việt, tổ chức các hoạt động dạy học Tiếng Việt
- Kĩ năng phân tích đánh giá thực tế dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.
- Kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
c. Thái độ: Học phần nhằm bồi dưỡng cho sinh viên:
- Lòng yêu quý tiếng mẹ đẻ.
- Có ý thức rèn luyện năng lực tiếng mẹ đẻ cho học sinh.
- Có thái độ tôn trọng học sinh, yêu mến, đồng cảm với học sinh tiểu học.
- Có ý thức tìm tòi, say mê học tập, tự nghiên cứu để có hiểu biết sâu sắc và kĩ năng thực hành dạy học tốt.
- Yêu nghề dạy học.
4. Tóm tắt nội dung môn học:
– Cung cấp cho sinh viên những nhận thức cơ bản về phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
– Giới thiệu cho sinh viên phương pháp dạy các phân môn và một số kiểu bài cụ thể của môn tiếng Việt ở Tiểu học.
– Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thực hành phương pháp dạy học tiếng Việt thông qua một số giờ thực hành trên lớp.
5. Học liệu:
5.1. Học liệu bắt buộc:
1. Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga, Phương pháp dạy học TV ở Tiểu học, NXBGD, NXBĐHSP, 2007
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chương trình tiểu học – NXBGD, 2006.
3. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5. Nhà xuất bản GD, 2005, 2006.
4. Sách bài tập Tiếng Việt 1, 2, 3, 4. Nhà xuất bản GD, 2005.
5. Vở Tập viết 1, 2, 3, 4. Nhà xuất bản GD, 2005.
6. Mẫu chữ viết trong trường tiểu học. Nhà xuất bản GD, 2005.
5. 2. Học liệu tham khảo:
1. Lê A – Thành Thị Yên Mĩ – Lê Phương Nga – Nguyễn Trí – Cao Đức Tiến - Phương pháp dạy học Tiếng Việt tập 1, NXBGD, 1997.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tài liệu tập huấn giảng viên cốt cán cấp tỉnh, Thành phố triển khai CT, SGK lớp 1,2,3,4,5 môn Tiếng Việt.
3. Nguyễn Văn Bản (chủ biên, 2008), Bài giảng Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1, www.ebook.edu.vn.
4. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng việt ở tiểu học, NXB ĐHQG Hà Nội.
5. Đinh Thị Oanh, Vũ Thị Kim Dung, Phạm Thị Thanh (2006), Tiếng Việt và Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học (Dự án phát triển giáo viên tiểu học), NXBGD.
6. Nguyễn Trí (2000), Dạy và học Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới, NXBGD.
7. Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 1.
8. Các băng hình dạy học chương trình Tiếng Việt mới. Ban chỉ đạo đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Vụ Giáo dục Tiểu học, 2005
9. Băng hình dạy học tiếng Việt. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học, 2005
10. Các bộ sách công cụ: Từ điển tiếng Việt, Từ điển Hán – Việt, Từ điển chính tả tiếng Việt, Từ điển từ láy tiếng Việt, …

6. Đề cương chi tiết môn học:
Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Bộ môn phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt là gì?
2. Đối tượng của phương pháp dạy học Tiếng Việt
2.1. Nội dung dạy học Tiếng Việt:
2.2. Hoạt động dạy của thầy giáo
2.3. Hoạt động học tập của học sinh
3. Nhiệm vụ của Phương pháp dạy học Tiếng Việt
3.1. Nhiệm vụ của PPDH Tiếng Việt với tư cách là một ngành khoa học
3.2. Nhiệm vụ của bộ môn PPDH Tiếng Việt trong trường Sư phạm
II. Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
1. Cơ sở triết học Mác – Lênin
2. Cơ sở ngôn ngữ học và văn học
3. Cơ sở giáo dục học
4. Cơ sở tâm lí học và tâm lí ngôn ngữ học
III. Chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt ở tiểu học
1. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học
2. Những căn cứ để xây dựng chương trình tiếng Việt ở tiểu học
3. Những nguyên tắc xây dựng chương trình Tiếng Việt
4. Nguyên tắc biên soạn và tiêu chuẩn của sách giáo khoa Tiếng Việt
5. Cấu trúc nội dung chương trình
5.1. Các bộ phận của chương trình:
5.2. Cấu trúc hai giai đoạn của chương trình:
6. Trọng tâm và điểm khó của chương trình:
6.1. Các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là trọng tâm của chương trình
6.2. Luyện tập các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trên hai phương diện gắn với hoạt động của các giác quan và hoạt động tư duy
6.3. Luyện tập kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ở tất cả các cấp độ, từ thấp đến cao
6.4. Kết hợp luyện tập các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt với việc học văn hoá ứng xử bằng ngôn ngữ của người Việt, tích luỹ kinh nghiệm giao tiếp
6.5. Dạy tri thức Tiếng Việt gắn với việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt
7. Nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt các lớp
IV. Các nguyên tắc và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
1. Nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
1.1. Khái niệm về nguyên tắc
1.2. Khái niệm nguyên tắc dạy học Tiếng Việt
1.3. Các nguyên tắc dạy Tiếng Việt ở tiểu học
1.3.1. Nguyên tắc phát triển tư duy
1.3.2. Nguyên tắc giao tiếp (nguyên tắc phát triển lời nói)
1.3.3. Nguyên tắc chú ý tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh
1.3.4. Nguyên tắc kết hợp rèn luyện cả hai hình thức lời nói dạng viết và dạng nói
1.3.5. Nguyên tắc tích hợp:
1.3.6. Nguyên tắc kết hợp dạy Tiếng Việt với dạy văn hoá và văn học
1.3.7. Nguyên tắc hướng tới những phương pháp và hình thức dạy học tích cực
2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt
2.1. Khái niệm phương pháp dạy- học
2.2. Các phương pháp dạy học Tiếng Việt
2.2.1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ
2.2.2. Phương pháp rèn luyện theo mẫu
2.2.3. Phương pháp giao tiếp
2.2.4. Phương pháp trò chơi học tập
2.2.5. Phương pháp thảo luận nhóm
2.2.6. Phương pháp dạy học nêu vấn đề
2.2.7. Phương pháp dạy học ngoài không gian lớp học
V. Thực hành

Chương II: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẦN
I. Vị trí, nhiệm vụ dạy Học vần
1. Vị trí của môn Học vần
2. Nhiệm vụ dạy Học vần:
II. Cơ sở khoa học của việc dạy Học vần
1. Cơ sở tâm lý học
2. Cơ sở ngôn ngữ học
III. Chương trình và sách giáo khoa Học vần lớp 1
1. Chương trình Học vần
2. Sách giáo khoa Học vần
IV. Tổ chức dạy các kiểu bài Học vần (Tiếng Việt 1 phần 1)
1. Các phương pháp chung dạy Học vần:
1.1. Phương pháp trình bày trực quan
1.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
1.3. Phương pháp hỏi đáp
1.4. Phương pháp luyện tập thực hành
1.5. Phương pháp trò chơi học tập (học vui)
2. Biện pháp và hình thức tổ chức dạy học vần
3. Quy trình dạy các dạng bài Học vần
V. Thực hành
VI. Thiết kế một số bài dạy môn Học vần

Chương III: PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP VIẾT
I. Vị trí, nhiệm vụ dạy Tập viết
1. Vị trí
2. Nhiệm vụ
II. Cơ sở khoa học của việc dạy Tập viết
1. Cơ sở tâm sinh lý của việc dạy Tập viết
2. Cơ sở ngôn ngữ học
III. Chương trình và vở Tập viết
1. Chương trình và vở Tập viết lớp 1
2. Chương trình và vở Tập viết lớp 2
3. Chương trình và vở Tập viết lớp 3
IV. Tổ chức dạy học Tập viết
1. Các phương pháp chung dạy học Tập viết
1.1. Phương pháp trực quan
1.2. Phương pháp luyện tập.
2. Các biện pháp dạy học chủ yếu
3. Quy trình dạy - học Tập viết
3.1. Quy trình dạy - học Tập viết lớp 1
3.2. Quy trình dạy - học Tập viết 2
3.3. Quy trình dạy - học Tập viết lớp 3
V. Thực hành
VI. Thiết kế một số bài dạy môn Tập viết

CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH TẢ
I. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của môn Chính tả ở tiểu học
1. Vị trí
2. Tính chất
3. Nhiệm vụ
II. Chương trình và sách giáo khoa Chính tả
1. Chương trình Chính tả
2. Sách giáo khoa Chính tả
III. Cơ sở khoa học của dạy học Chính tả ở tiểu học
1. Dạy học chính tả bằng con đường “có quy tắc” và “không có quy tắc”
2. Cơ sở ngôn ngữ học
3. Dạy chính tả theo phương ngữ
IV. Phương pháp dạy Chính tả
1. Các phương pháp chung
1.1. Phương pháp trực quan
1.2. Phương pháp hỏi đáp (nêu câu hỏi)
1.3. Phương pháp luyện tập
2. Phương pháp dạy học cụ thể
3. Quy trình dạy - học
V. Thực hành

CHƯƠNG V: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẬP ĐỌC
I. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của môn Tập đọc
1. Vị trí
2. Tính chất của môn học
3. Nhiệm vụ của môn Tập đọc
II. Chương trình và sách giáo khoa Tập đọc
III. Cơ sở khoa học của việc dạy học Tập đọc
1. Cơ sở tâm sinh lí
2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học
IV. Phương pháp dạy học Tập đọc
1. Các phương pháp chung
1.1. Phương pháp trực quan
1.2. Phương pháp đàm thoại (hỏi đáp)
1.3. Phương pháp luyện tập
1.4. Phương pháp đọc theo loại thể
1.5. Phương pháp đóng vai
1.6. Phương pháp thảo luận nhóm
1.7. Phương pháp nêu vấn đề
1.8. Phương pháp trò chơi học tập
1.9. Phương pháp luyện trí nhớ
2. Các biện pháp dạy học chủ yếu
2.1. Đọc mẫu (của giáo viên)
2.2. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài và nội dung bài đọc
2.3. Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng
2.4. Ghi bảng
3. Phương pháp dạy học cụ thể
3.1. Dạy Tập đọc lớp 1
3.2. Dạy Tập đọc lớp 2 & 3
3.3. Dạy Tập đọc lớp 4 và 5
V. Thực hành

Chương VI: PHƯƠNG PHÁP DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Luyện từ và câu
1. Vị trí
2. Nhiệm vụ
II. Chương trình và sách giáo khoa Luyện từ và câu
1. Chương trình và sách giáo khoa Luyện từ và câu lớp 2
2. Chương trình và sách giáo khoa Luyện từ và câu lớp 3
3. Chương trình và SGK Luyện từ và câu lớp 4
4. Chương trình và SGK Luyện từ và câu lớp 5
III. Các nguyên tắc dạy học luyện từ và câu
1. Nguyên tắc thực hành
2. Nguyên tắc tích hợp
3. Nguyên tắc trực quan
4. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp
IV. Tổ chức dạy học Luyện từ và câu
1. Các phương pháp dạy học Luyện từ và câu
1.1 Phương pháp giải nghĩa từ
1.2. Phương pháp mở rộng vốn từ
1.3. Phương pháp luyện tập thực hành
2. Các biện pháp và hình thức dạy học
2.1. Các biện pháp và hình thức dạy học Luyện từ và câu ở lớp 2 - 3
2.2. Các biện pháp và hình thức dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4 - 5
3. Quy trình dạy - học
V. Thực hành
VI. Thiết kế bài dạy Luyện từ và câu

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỂ CHUYỆN
I. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của môn Kể chuyện ở tiểu học
1. Vị trí của môn Kể chuyện
2. Tính chất của môn Kể chuyện
3. Nhiệm vụ của môn Kể chuyện
II. Chương trình và sách giáo khoa Kể chuyện
1. Chương trình Kể chuyện
2. Sách giáo khoa Kể chuyện
III. Cơ sở khoa học của việc dạy Kể chuyện:
1. Cơ sở tâm lý học
2. Cơ sở ngôn ngữ học và văn học
IV. Phương pháp dạy học Kể chuyện
1. Các phương pháp chung dạy học Kể chuyện
1.1. Phương pháp dạy học đặc thù của giờ học kể chuyện là kể chuyện
1.2. Phương pháp trực quan
1.3. Phương pháp hoạt động nhóm
2. Chuẩn bị kể chuyện
2.1. Đọc kỹ câu chuyện và thuộc truyện
2.2. Chuẩn bị các câu hỏi đối thoại với học sinh
3. Tiến hành kể chuyện
4. Phương pháp dạy học cụ thể
4.1. Các biện pháp dạy học chủ yếu:
4.2. Chú ý về phương pháp dạy kể chuyện
5. Quy trình dạy - học kể chuyện
5.1. Quy trình dạy - học kể chuyện ở lớp 1, 2 (có tiết học riêng)
5.2. Quy trình dạy - học kể chuyện ở bài tập đọc - kể chuyện 2 tiết lớp 3
5.3.1. Dạy bài nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp
5.3. Quy trình dạy học kể chuyện ở lớp 4 và lớp 5
V. Thực hành
VI. Thiết kế bài dạy Kể chuyện

CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN
I. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ môn Tập làm văn ở tiểu học
1. Vị trí của môn Tập làm văn
2. Tính chất của môn Tập làm văn
3. Nhiệm vụ của dạy học Tập làm văn
II. Chương trình và sách giáo khoa Tập làm văn
1. Nội dung chương trình, chuẩn kiến thức và kĩ năng Tập làm văn các lớp
2. Sách giáo khoa Tập làm văn các lớp
III. Cơ sở khoa học của việc dạy học Tập làm văn
1. Cơ sở tâm lý học
2. Cơ sở ngôn ngữ học và văn học
IV. Phương pháp dạy Tập làm văn
1. Dạy Tập làm văn lớp 2 và 3
1.1. Các biện pháp dạy học chủ yếu.
1.2. Các hình thức dạy học phát huy tính tích cực học tập của HS
1.3. Qui trình dạy - học thông thường
2. Dạy Tập làm văn lớp 4 và 5
2.1. Các biện pháp dạy học chủ yếu
2.2. Các hình thức dạy học phát huy tính tích cực học tập của HS
2.3. Qui trình dạy - học thông thường
V. Thực hành

7. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên:
7.1. Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).
7.2. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. Các sinh viên có tinh thần và thái độ học tập tốt có thể được xem xét để nâng điểm môn học nếu tổng điểm trung bình trong khoảng 4,5 < x < 5,0 hoặc cộng thêm 0,5 điểm cho bài thi giữa kỳ hoặc cuối kỳ.
7.3. Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không chuẩn bị bài tập, thuyết trình, bài soạn, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng.
7.4. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học.
7.4. Sinh viên nhất thiết phải đọc đủ phần Học liệu bắt buộc.
7.5. Sinh viên có thể đề xuất các vấn đề mới trong phần thảo luận trên lớp (ngoài nội dung do giáo viên hướng dẫn nhưng nằm trong nội dung môn học).
7.6. Yêu cầu Trung tâm Thư viện trường CĐSP ĐL cung cấp đủ Học liệu bắt buộc cho sinh viên. Nếu văn bản gốc chỉ có một cuốn thì cho phôtôcopi và nhân bản.
8. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học:
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:
- Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…):10% (1 điểm) - Điểm danh - Kiểm tra chuẩn bị bài - Quan sát trên lớp
- Bài tập và seminnar : 10% (1 điểm) - Bài tập tại lớp và bài tập về nhà - Thuyết trình, thảo luận
8.2. Kiểm tra đánh giá định kì:
- Kiểm tra giữa môn: Bài viết 60 phút tại lớp: 20% (2điểm)
- Thi hết môn: Có thể áp dụng 1 trong 2 hình thức: thi viết, tiểu luận cuối kì: 60% (6 điểm)
Kết quả toàn môn: 100% (10 điểm)
Buôn ma Thuột, tháng 8-2010
Nguyễn Duy Xuân