Trang chủ

     

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Vì sao cúng ông Công ông Táo vào trưa 23?

Tao_quan

- Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

> Chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo sao cho đúng?
> Nghi lễ Thờ cúng Táo quân
> Tết Nguyên đán có những phong tục gì ?
> Lễ hóa vàng tiễn Tổ tiên: Cúng sao cho đúng?


Cúng ông Công ông Táo thì thắp hương ở bàn thờ gia tiên hay thắp hương ở bếp? Nên cúng buổi sáng, trưa hay buổi tối? Nên để cá chép trong bếp hay ngoài nhà?... Đây là nội dung bức thư của bạn đọc Nguyễn Thanh Hà (Thành Công, Hà Nội) gửi đến mục Phong thủy.

Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Cá chép được coi là linh vật đưa Táo quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng. Nếu có ban thờ trong bếp thì đặt ở khu bếp, còn chưa có thì đặt gần ban thờ thần linh trong nhà.