Phiên
tòa xét xử hai bảo mẫu Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý đã khép
lại. Họ phải trả giá cho tội ác do mình gây ra: mỗi người ba năm tù
giam. Âu đó cũng là mức án hợp lí và nghiêm khắc.
Nhìn
những giọt nước mắt muộn màng trên khuôn mặt còn rất trẻ của họ, tôi
không khỏi ái ngại. Có lẽ đến lúc này, khi đứng trước vành móng ngựa,
đối mặt với bản án của luật pháp và lương tâm, hai “bảo mẫu” này mới ý
thức được hậu quả nghiêm trọng do mình gây ra ? Giá mà ngay từ đầu, từ
cái hôm bị phát giác, họ có được thái độ thành khẩn như vậy thì chắc
chắn phản ứng của dư luận sẽ bớt gay gắt hơn trước hành động độc ác của
họ.
Nhưng
điều làm tôi băn khoăn nhất có lẽ là hình ảnh các bé có mặt tại phiên
tòa với tư cách là bị hại dưới sự bảo trợ của cha mẹ. Không biết tâm hồn
non nớt của các cháu nhận biết được gì từ phiên tòa này, từ tội lỗi mà
người lớn đã gây ra, từ tổn thất sức khỏe và tinh thần mà các cháu phải
gánh chịu ?
Nhớ
lại hình ảnh các cháu bị hai bảo mẫu “tra tấn” trong clip ghi được tại
cơ sở mầm non Phương Anh mà không khỏi giật mình. Thật nhói lòng khi
thấy bé trai bị bảo mẫu Lê Thị Đông Phương tát tới tấp đã giơ tay đánh
trả lại; bé gái trước khi bị bảo mẫu Nguyễn Lê Thiên Lý bế lộn người
chúc đầu dọa thả vào thùng nước đã có hành động níu quần bảo mẫu xin
tha. Thế là đã rõ. Các bé tuy chỉ mới một hai tuổi nhưng đã nhận biết
được hành động độc ác để rồi tỏ thái độ phản ứng. Các cháu đã phải hứng
chịu bạo lực từ quá sớm và cũng đã quá sớm để có ý thức chống trả. Các
nhà tâm lí học sẽ nghĩ gì về điều này ? Liệu nó ảnh hưởng như thế nào
đến việc hình thành nhân cách ở các cháu ? Liệu sau này khi lớn lên,
những kí ức buồn về nhà trẻ, về phiên tòa của người lớn có là hành trang
đeo đuổi suốt cuộc đời của những công dân tương lai ấy ?
22-1-2013
Nguyễn Duy Xuân
Nguyễn Duy Xuân