Lời
dạy của các cụ xưa: “Con hư tại mẹ”" quả đúng với tình cảnh của Hồ Duy
Trúc - kẻ vừa bị Tòa tuyên án tử hình trong phiên xử băng cướp chặt tay
nạn nhân cướp xe SH tại TPHCM.
Phiên tòa xử Hồ Duy Trúc và đồng bọn
Sau
khi phiên tòa kết thúc, mẹ và người thân của Trúc đã có những hành vi
gây “đại náo” phiên tòa và nói những câu khiến dư luận thêm phẫn nộ như:
“Ai biểu đeo hột xoàn đi xe tay ga chi cho nó chém...", "Tao biết con
tao bị tử hình thì tao chuẩn bị dao đâm chết con Thúy (nạn nhân bị Trúc
chặt tay cướp xe) tại tòa"...
Người
ta có thể thông cảm cho nỗi đau của người mẹ trước việc con mình phải
trả giá bằng mạng sống vì những hành động chặt tay cướp của tàn bạo
nhưng không thể chấp nhận cái cách mà người mẹ ấy thể hiện. Những hành
vi và lời nói ngang ngược của bà quyết không phải là biểu hiện của tình
mẫu tử. Người mẹ ấy không hề đau xót trước hậu quả do con mình gây ra,
thậm chí bà còn tỏ ý muốn lấy dao đâm chết nạn nhân của con mình (!?)
Những
lời nói cùng hành động của người nhà tướng cướp “đại náo” tại phiên tòa
đã minh chứng thêm cho nguồn gốc dẫn đến tội ác của Hồ Duy Trúc: đó là
sự buông lỏng trong giáo dục con cái của bậc làm cha làm mẹ, và hơn thế
nữa còn có cả sự dung túng của gia đình.
Dân
gian có câu: “Con dại cái mang”, giá như người mẹ của tướng cướp có lời
xin lỗi nạn nhân, xin lỗi mọi người… Giá như bà nhận một phần trách
nhiệm dẫn đến sự hư hỏng của con… Giá như…
Âu đây cũng là bài học sâu sắc cho các bậc làm cha làm mẹ.
Bản
án dành cho Hồ Duy Trúc và đồng bọn là nghiêm khắc và thỏa đáng, được
dư luận đồng tình. Đó là cách để chúng ta ngăn chặn có hiệu quả vấn nạn
bạo lực đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay.
Nguyễn Duy Xuân
Xem Dân trí