Cái yếm, rồi đến cái dây
lưng, cái áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ, cái quần đen. Đủ lệ bộ phải kể
thêm nón quai thao (đi với tóc đuôi gà)...
Học giả Phan Kế Bính đã mô tả y phục phụ nữ miền Bắc những năm đầu thế kỷ 20 rằng:
"Đàn bà vấn khăn thâm, hoặc lượt hoặc
nhiễu, hay vải nâu. Giời rét thì bịt thêm cái khăn vuông bằng vải nâu
hoặc bằng xuyên thâm. Yếm cổ xây hay viền, dùng màu trắng nhiều hơn cả.
Áo cũng dùng màu thâm, hoặc màu nâu, duy người ăn chơi hoặc con hát mới
mặc các màu xanh đỏ. Quần phần nhiều mặc vải sồi, lĩnh thâm, đôi khi
cũng có người mặc nhiễu đỏ".
Trước tiên ta thấy Nguyễn Bính nêu lên
cái yếm, rồi đến cái dây lưng, cái áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ, cái quần
đen. Đủ lệ bộ phải kể thêm nón quai thao (đi với tóc đuôi gà) như hình
ảnh cô gái trong bài Chùa Hương của thi sỹ Nguyễn Nhược Pháp:
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Em đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
Em đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
Ta sẽ lần lượt đi vào từng phần đã tạo
nên sự hoàn chỉnh của bộ y phục phụ nữ Việt Nam vùng châu thổ miền Bắc
ngày trước, được xã hội "quy định và công nhận" gồm: Khăn, nón, yếm, áo
dài, thắt lưng, quần, guốc dép…
* Khăn mỏ quạ:
Người đàn bà Việt Nam để tóc dài, cho
nên khi làm việc phải vấn (quấn) tóc lại cho gọn gàng. Trước tiên, họ
quấn tóc trong một cái khăn vấn tóc, là một miếng vải đen cuộn thành ống
quấn trọn mái tóc (khăn vấn tóc có thể bằng nhiễu hay nhung, nhưng
nhung thì dễ tuột hơn nhiễu).
Cái vành khăn em vấn đã tròn
Câu cười, tiếng nói đã giòn, em lại ngoan
Câu cười, tiếng nói đã giòn, em lại ngoan
Đuôi tóc dài mà quấn được vào khăn vấn
vài vòng thì rất chắc, rồi để chừa ra chừng một gang tay là tóc đuôi gà.
Tóc đuôi gà vắt vẻo trên đầu, lại đong đưa theo bước đi của người con
gái (Nếu tóc không đủ dài thì phải nối bằng một cái độn tóc)
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Phủ bên ngoài khăn vấn tóc là khăn mỏ
quạ vào mùa lạnh, hay khăn đồng tiền vào mùa nóng (khăn này hai đầu cũng
buộc ra sau gáy, mà người ta gọi là bỏ giọt như khăn mỏ quạ, nhưng chít
lại thành khăn vấn ngang ).
Thương ai mặc áo nâu sồng
Chít khăn mỏ quạ lạnh lùng sớm trưa
Chít khăn mỏ quạ lạnh lùng sớm trưa
Khăn mỏ quạ phải chít sao cho vừa và hợp
với khuôn mặt: Nếu chít cái mỏ quạ cao quá thì trông có vẻ điêu ngoa,
còn để cái mỏ quạ thấp quá làm khuôn mặt tối tăm. Chít khăn mỏ quạ sao
cho khum khum, ôm lấy khuôn mặt người con gái, làm cho khuôn mặt trắng
hồng nổi lên trên nền đen của khuôn khăn, giống như một búp sen hồng:
Miệng cười như thể hoa ngâu, Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
Miệng cười như thể hoa ngâu, Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
Muốn chít khăn mỏ quạ cho đẹp phải vòng
khăn vấn tóc tròn lại và đặt ngay ngắn trên đầu, hơi xệ và làm thành
hình bầu dục về phía gáy, rồi ghim lại. Khăn vuông, chừng bốn tấc, đem
gấp chéo thành hình tam giác cho cân đối, đặt lên vòng khăn tóc đã vấn,
bẻ hình mỏ quạ chính giữa đường rẽ ngôi của tóc, bắt hai góc khăn về
phía hai tai, rồi thắt múi lại. Đội khăn mỏ quạ là một trong những cách
làm đẹp rất quan trọng của phụ nữ Việt Nam một thời.
Nhìn em khăn vuông mỏ quạ
Để anh trong dạ tơ vương
Để anh trong dạ tơ vương
Ngày lễ cưới, họa hoằn lắm mới có cô dâu quấn khăn vành dây: quấn nhiều vòng thật đều bằng khăn nhiễu điều (đỏ).
* Nón quai thao:
Nón thì đội trên khăn - Nón quai thao là
một loại nón mắc tiền, đẹp và sang trọng. Thường các bà, các cô chỉ đội
hay mang theo nón này trong những dịp lễ tết, đình đám. Bởi đây chính
là loại nón hội hè. Những chiếc nón đã mãi mãi đi vào lòng người qua
những câu ca dao:
Ai làm chiếc nón quai thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh
Nón quai thao gồm hai phần: nón và quai thao.
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh
Nón quai thao gồm hai phần: nón và quai thao.
- Nón ở đây là loại nón không có chóp,
vành tròn và phẳng như một cái mâm, kích thước khá lớn, đường kính mặt
nón chừng 70- 80 cm, vành nón cao độ 10- 12 cm. Nón này được gọi là nón
dẹt, nón thúng, nón chủng, nón Nghệ. Đời nhà Trần, triều đình cho cải
tiến nón này để các cung nữ đội và gọi là nón thượng - "Sáu thương nón
thượng quai tua dịu dàng".
Thứ nón này chia làm ba loại: nón Đấu là
loại nhỏ nhất, sườn thành thấp nhất; Nón Nhỡ, còn gọi là nón Ngang, lớn
hơn nón Đấu, giản dị hơn nón Mười và nón Mười, còn gọi là nón ba tầm,
có vành rộng, sườn nón cao hơn hết.
Nón này em sắm đáng trăm
Ai trông cái nón ba tầm cũng ưa
Nón này che nắng, che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Ai trông cái nón ba tầm cũng ưa
Nón này che nắng, che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Nón thường được làm ở làng Chuông, xã
Phương Trung, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Mặt phẳng trên nón làm bằng
lá gồi hay lá cọ. Phải lựa lá cọ mỏng, sống nhỏ, không già, không non
để có màu vàng sáng, vì lá già màu vàng đậm (chỉ dùng làm nón chóp che
nắng, che mưa để làm việc), còn lá non thì có màu trắng vàng (giống như
màu nón bài thơ xứ Huế). Giữa nón gắn một vành tròn như nắp tráp, vừa để
đội đầu, cao khoảng 8 cm, đan bằng giang, gọi là khua. Nón nặng nên
khua phải cứng.
Khuôn nón gồm những sợi tre nhỏ chuốt
bóng, được may kỹ lại với nhau bằng chỉ móc trắng và săn như dây cước.
Mặt trong nón còn được trang trí bằng giấy vàng hay bạc, ghép thành
những hình hoa lá, hình chim bướm đẹp mắt gọi là hoa nón. Ở những chiếc
nón đặc biệt, lòng nón trên đỉnh còn được đính gương soi, và dùng chỉ
màu giăng mắc, đan qua đan lại
Nón này chính ở làng Chuông.
Làng Già lợp nón, Khương Thường bán khuôn
Hà Nội thì kết quai tua
Có hai con bướm đậu vừa chung quanh
Làng Già lợp nón, Khương Thường bán khuôn
Hà Nội thì kết quai tua
Có hai con bướm đậu vừa chung quanh
Nón quai thao
- Quai để giữ nón này là một loại quai
đặc biệt, gọi là quai thao. Làng Triều Khúc, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà
Đông, tên nôm na là làng Đơ Thao, nằm trên con đường Hà Nội - Hà Đông,
cách trung tâm thành phố chừng 8 km, chuyên sản xuất loại quai này, nên
quai gắn liền với tên làng thành quai thao.
Làng tôi công nghệ đâu bằng
Là làng Triều Khúc ở gần Thanh Xuân
Quai thao dệt khéo vô ngần
Là nghề của Vũ sứ thần truyền cho
Là làng Triều Khúc ở gần Thanh Xuân
Quai thao dệt khéo vô ngần
Là nghề của Vũ sứ thần truyền cho
Người làng Triều Khúc phải đi thu mua
các loại mốt cục ở các làng canh cửi, về gỡ rối từng mối, xếp thành loại
để dệt quai thao. Mốt cục là những sợi tơ rối, có sần, có cục bị thải
ra; Còn mốt son là những sợi tơ tốt, thường có màu son hồng dễ dệt làm
biên (hai tấm rìa) lụa, lĩnh...
Mốt son đem dệt đầu hàng
Mốt cục đem bán cho làng Đơ Thao
Mốt cục đem bán cho làng Đơ Thao
Sợi thao gồm nhiều sợi tơ, ngoài bọc tơ
dệt liên tục, giống như bấc (tim) đèn. Sợi thao sau khi dệt xong, được
tết nút, nhiều đoạn được thắt lại thành những trang trí nghệ thuật vừa
đẹp mắt, vừa làm cho dây thêm chắc.
Một bộ quai thao gồm từ hai đến ba sợi
thao, dài từ 1.5 - 2 m, bện lại với nhau, gọi là quai kép, thả võng đến
thắt lưng. Khi đội phải lấy tay giữ quai ở trước ngực, nón sẽ không bị
đong đưa, lại tiện điều chỉnh khi đội thẳng hay lúc cần nghiêng nghiêng
che nắng.
Túa óng tơ vàng tha thướt gió
Vàng vàng lá lụa nắng tươi xinh
Khuôn hoa e lệ trong khuôn nón
Say mắt chàng trai liếc gửi tình - Anh Thơ
Vàng vàng lá lụa nắng tươi xinh
Khuôn hoa e lệ trong khuôn nón
Say mắt chàng trai liếc gửi tình - Anh Thơ
Có hai trái cù (quả găng), to bằng ngón
tay cái, được đan thắt công phu ở hai đầu quai thao. Quai rủ xuống bờ
vai thành tua dài từ 20 - 25 cm và có chừng chục túm tua nho nhỏ, tạo sự
mềm mại, vui mắt. Khi đội nón này, nếu đi nhanh quá, quai thao sẽ quất
vào mặt, cho nên các bà các cô phải từ từ, chậm bước tạo nên vẻ chậm
rãi, dịu dàng.
Thông thường các cô gái thích dùng quai
thao màu gốc của tơ tằm là màu trắng, còn màu đậm như màu đen dành cho
các bà đã có gia đình:
Chưa chồng nón thúng quai thao
Chồng rồi, nón rách, quai nào thì quai.
Chồng rồi, nón rách, quai nào thì quai.
Đặc biệt phụ nữ ở phố phường còn dùng thêm chiên, thẻ cho vào nón quai thao
Chiên là một miếng bạc vuông, trong đó có vòng tròn, chạm hai con rồng chầu mặt trăng, đặt vào đáy khua nón.
Thẻ cũng bằng bạc, to bằng con bài tam
cúc, chạm hoa lá ở giữa, có vòng để buộc quai thao nên người ta dùng hai
thẻ cắm vào bên trong nón.
* Yếm:
Trong y phục của phụ nữ Việt Nam ngày
xưa, yếm mặc không bó chặt, là một loại đồ lót để che ngực, mang tính
chất thuần túy dân tộc, thường do người dùng tự cắt may lấy. Khi ở nhà,
nữ giới mặc yếm hở lưng, hở hai cánh tay và đôi vai do khí hậu nóng bức:
Đàn ông đóng khố đuôi lươn
Đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh.
Đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh.
Cái yếm xuất hiện từ lâu trong đời sống
người dân, nhưng tới đời nhà Lý, cái yếm mới có kiểu cách căn bản không
thay đổi cho đến thế kỷ 19.
Cái yếm là một thứ trang phục vừa kín đáo, vừa ỡm ờ độc đáo của phụ nữ Việt
Yếm là một vuông vải nhỏ, vắt chéo, vừa
vặn che ngực; Góc trên khoét lỗ để làm cổ, hai đầu đính hai sợi dây nhỏ
để cột ra sau gáy; Ở phần trên của hai cạnh yếm may hai đoạn vải dài để
quấn ra đằng sau, đó là dải yếm, rồi thắt lại ở đằng trước cho chắc ngực
và ôm gọn lưng mà không cứng đờ, thắt rồi bỏ lững ở trước mặt gọi là "
thắt lưng con én ".
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ viền, cổ nhọn
đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xẻ, cổ có đít chữ V mà xẻ sâu xuống gọi là
yếm cổ cánh nhạn. Các cô gái trẻ thích mặc yếm cổ xây: Là một vòng vải
may thật tròn vào cổ cái yếm, ủi cứng. Một loại yếm cũng hay được các cô
sử dụng là "yếm đeo bùa" - "Năm thương cổ yếm đeo bùa" - Người mặc
thường để xạ hương vào trong một túi vải nhỏ đeo cạnh yếm, đó là một thứ
"vũ khí lợi hại" của phái yếu ngày trước:
Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
Sư về sư ốm tương tư
Ốm lăn, ốm lóc cho sư trọc đầu.
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
Sư về sư ốm tương tư
Ốm lăn, ốm lóc cho sư trọc đầu.
Thuở xưa, khi hẹn hò với người yêu, các
cô gái thường cất một miếng trầu trong cái yếm của mình, rồi mang ra
mời, gọi là "khẩu trầu dải yếm". Có lẽ không loại trầu nào có thể sánh
bằng:
Trầu em têm tối hôm qua
Cất trong dải yếm mở ra mời chàng.
Cất trong dải yếm mở ra mời chàng.
Màu sắc của yếm còn được lựa chọn tùy
theo trường hợp: Đi làm việc, đi chợ, ra ruộng cấy gặt thì mặc yếm màu
nâu non. Ngày thường ở nhà, mặc yếm trắng:
Yếm trắng vã nước Văn Hồ
Vã đi, vã lại anh đồ yêu thương
Vã đi, vã lại anh đồ yêu thương
(Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
ngày xưa bao gồm một cái hồ lớn gọi là Thái Hồ hay Văn Hồ. Phía đông Văn
Hồ có Nho sinh quán - quán anh đồ - do Phủ Hào, một người yêu thơ lập
ra cho học trò các tỉnh về thi cử có chỗ trú ngụ)
Ngày làng vào đám, ngày tết, ngày cưới
thì mặc yếm điều: yếm đỏ, còn gọi là yếm hồng, yếm đào, yếm thắm... Màu
đỏ là màu sắc chính trong lễ hội cổ truyền người Việt, tượng trưng cho
sự sống, sự may mắn, sự tốt lành và hạnh phúc. Do đó hình ảnh cái yếm đỏ
này được thấy thật nhiều trong thi ca Việt Nam, chẳng những ở ca dao
bình dân như : "Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi không?" hay "Hỡi cô yếm thắm
bao xanh", mà còn đi vào tâm hồn của các thi sỹ một thời:
Bao giờ về bên kia sông Đuống
Anh lại tìm em
Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trảy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh - Hoàng Cầm
Anh lại tìm em
Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trảy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh - Hoàng Cầm
Yếm thắm này được may bằng hàng vải
chuội trắng, nhuộm với các sắc độ khác nhau của màu đỏ: hoa đào, dâm
bụt, cánh sen, xác pháo, mận chín, đỏ đậm, đỏ tươi, đỏ cam... Còn loại
hàng vải để may yếm thì tùy theo điều kiện gia đình, tuổi tác:
Hỡi cô yếm trắng lòa xòa
Yếm nhiễu, yếm vóc hay là chúc bâu
Hay là lụa bạch bên Tàu
Người cắt cũng khéo, người khâu cũng tài
Yếm nhiễu, yếm vóc hay là chúc bâu
Hay là lụa bạch bên Tàu
Người cắt cũng khéo, người khâu cũng tài
Cái yếm là một thứ trang phục vừa kín
đáo, vừa ỡm ờ độc đáo của phụ nữ Việt, là một biểu tượng của nữ tính,
trở thành ngôn ngữ trao đổi tình yêu như bài huyền sử Hội yếm bay của
thi sỹ Hoàng Cầm:
Ngất núi ô kìa anh vỗ nhịp
Bay cờ triệu yếm ríu ran ca
Ngũ sắc chen nhau cầu lễ hội
Nuột nà cởi bỏ áo hoa khôi
Em không buộc thắt lưng thon nữa
Thả búp căng tròn nuột ấy … ơi !
Bay cờ triệu yếm ríu ran ca
Ngũ sắc chen nhau cầu lễ hội
Nuột nà cởi bỏ áo hoa khôi
Em không buộc thắt lưng thon nữa
Thả búp căng tròn nuột ấy … ơi !
* Bao:
Bao có hai loại: bao ngoài và bao trong.
- Bao ngoài: Ruột tượng, may bằng sồi
se, màu đen, có tua bện hai đầu bao, khổ rộng. Có thể đựng tiền trong
bao rồi thắt gọn ngang eo, luồn qua lưng áo dài, bó chặt lấy các thân áo
trước, rồi thắt múi to để che trước bụng.
- Bao trong: Thắt lưng, là một loại bao
nhỏ, bằng chừng 1/3 bao ngoài, dùng để thắt chặt cạp váy vào eo. Thắt
lưng cùng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao ngoài, múi dải yếm
tạo thành những múi hoa nhiều màu sắc.
Dăm bảy cô phủ mình trong những chiếc
Áo Đồng Lầm, yếm đỏ, thắt lưng xanh - Đoàn Văn Cừ
Áo Đồng Lầm, yếm đỏ, thắt lưng xanh - Đoàn Văn Cừ
Thắt (buộc) múi bao cũng là một nghệ
thuật làm đẹp, góp phần làm nổi rõ cái lưng ong nhỏ nhắn của các cô gái
thời đó. Để làm duyên cho mình, phụ nữ dùng những thắt lưng nhiều màu
sắc, chít ở eo, để chúng bay phất phơ trong gió, gồm những màu tươi
sáng, được nhuộm lúc gần Tết, sang xuân để mặc đi lễ, hội như màu hoa
lựu, màu hoa đào, màu cánh sen, màu hoa hiên (vàng tươi), màu hồ thủy
(xanh nhạt), màu thiên thanh, màu xanh cốm, màu xanh lá mạ, màu nõn
(đọt) chuối...
Hỡi cô thắt bao lưng xanh
Có về kẻ Bưởi với anh thì về
Làng anh có ruộng tứ bề
Có hồ tắm mát, có nghề quay tơ
Có về kẻ Bưởi với anh thì về
Làng anh có ruộng tứ bề
Có hồ tắm mát, có nghề quay tơ
(Chữ kẻ ở đây có nghĩa là một tập hợp,
một cụm dân cư sống trong một địa bàn cụ thể ở vùng đồng bằng Bắc bộ,
danh từ này được dùng trước thời Bắc thuộc. Từ thời Hùng Vương: Kẻ, chạ,
chiềng là làng, xã, thôn ở vùng châu thổ, còn bản, mường ở vùng cao).
Những người nhà giàu miền quê, những nhà
buôn thành thị còn đeo vào thắt lưng một bộ xà tích bằng bạc (một bộ
dây nhỏ có nhiều vòng móc), chạm trổ tinh vi với ống vôi, quả đào đựng
trầu thuốc, chìa vôi. Lúc bước đi, bộ xà tích kêu xủng xoẻng, nghe vui
tai.
Khen ai nhuộm nhiễu tam giang
Đánh dây xà tích cho nàng chơi xuân - Nguyễn Bính
Đánh dây xà tích cho nàng chơi xuân - Nguyễn Bính
* Quần / Váy:
"Cái quần nái đen"- Cô thôn nữ trong bài
thơ Chân Quê này đã mặc quần, không còn mặc váy nữa!!! Từ thời Hùng
Vương, phụ nữ Việt Nam đã mặc váy. Sau bao lần đô hộ, người Trung Hoa
muốn đồng hóa dân ta, đã bắt phụ nữ Việt Nam mặc quần như người của họ.
Vào năm 1655, vua Lê Huyền Tôn ra chiếu chỉ cấm mặc quần, bắt buộc phụ
nữ mặc váy để bảo tồn quốc phục. Đến năm 1744, chúa Nguyễn Võ Vương ở
Đàng Trong đã ra lệnh cho dân chúng mặc quần áo theo lối Tàu để đối lập
với Đàng Ngoài: Cái quần phổ biến ở miền Nam sớm hơn miền Bắc. Rồi năm
1828, vua Minh Mạng đã đi xa thêm: Bắt đàn bà mặc quần, cấm triệt để mặc
váy, gây ra phản ứng mạnh mẽ ở miền Bắc.
Tháng tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Mà đi thì lột quần chồng sao đang
Có quần ra đứng bán hàng
Không quần đứng nấp đầu làng trông quan.
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Mà đi thì lột quần chồng sao đang
Có quần ra đứng bán hàng
Không quần đứng nấp đầu làng trông quan.
Dù luật lệ là vậy, nhưng "phép vua thua lệ làng", các phụ nữ thôn quê miền Bắc vẫn giữ lấy cái váy. Có câu ca dao:
Trúc xinh trúc mọc ngoài sân
Em xinh thì váy hay quần cũng xinh
Em xinh thì váy hay quần cũng xinh
Từ lúc bị người Pháp cai trị, phụ nữ
thành thị đã dần dần mặc quần hai ống màu trắng, trong khi phụ nữ thôn
quê miền Bắc phải mất rất nhiều năm mới bỏ được những cái váy cạp điều,
váy cửa võng, váy đùm, váy kép... để thay bằng những cái quần màu đen
hay nâu đậm.
- Váy kép: Váy may hai lớp, bên ngoài là vải mỏng và nhẹ, lớp trong thì vải thô, dày.
- Váy đùm: Váy buộc túm lưng lại để cho tiện việc đồng áng.
- Váy cạp điều: Lưng váy may bằng hàng vải màu đỏ.
- Váy cửa võng: Phía trước váy chùng
xuống những mép gấp cong cong như cửa võng. Người mặc váy khéo không để
hụt phía trước, không để váy quay tròn lấy người, mà phải thu xếp sao
cho phía sau rủ xuống gần tới gót bàn chân, còn phía trước hơi hếch lên,
chạm mu bàn chân.
(Cửa võng là tên gọi chung của những
trang trí nằm ở phía trước khu vực thờ chánh của đình làng. Mỗi thời kỳ,
mỗi địa phương có những phong cách trang trí cửa võng riêng: Từ những
chạm, khắc đơn giản trên các gác lửng để thờ (sạp thờ), qua những trang
trí hết sức lộng lẫy, cầu kỳ cho đến cuối cùng là hình thức y môn, cửa
võng là một lớp riêng tách ra khỏi gác lửng. Tiêu biểu nhất là trang trí
cửa võng làng Đình Bảng - Bắc Ninh, nên thi sỹ Hoàng Cầm trong bài thơ
Lá Diêu Bông đã mở đầu bằng: "Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng")
Trong khi nam giới thì mặc quần ống sớ
với áo dài (quần may bằng vải cứng như chúc bâu, cát bá... giống như cái
ống bằng giấy đựng sớ khi cúng) và quần lá tọa khi đi làm ruộng (quần
ống rộng và thẳng, đáy sâu, lưng quần to bản. Nhờ có đáy sâu, có thể làm
cho ống quần lên cao bằng cách kéo lưng quần lên cao. Phần lưng quần dư
phía trên rũ xuống, lòa xòa ra ngoài thắt lưng, gọi là lá tọa), thì
không thấy nói nhiều về kiểu quần mà phụ nữ mặc với áo dài đầu thế kỷ 20
này.
Trong hai bài viết: "Áo dài Việt Nam"
của Trần Thị Lai Hồng và "Phụ nữ Hà Nội" của Băng Sơn, ta thấy cả hai
tác giả có đề cập đến một loại quần gọi là quần chân què như sau:
"Chiếc quần cũng thay đổi từ kiểu chân
què qua đáy giữa, lưng từ to bản luồn giải rút đổi sang lưng nhỏ luồn
dây thun, rồi đổi qua gài nút, và sau cùng là khóa kéo kiểu Tây
phương..."
"Quần áo là cái lồ lộ ra trước mắt mọi
người trước tiên. Các thứ váy cửa võng, quần chân què phải mất đi là
đáng. Cái thắt lưng mớ ba mớ bảy một thời kín đáo, gió bay cái này còn
có cái khác che kín phía dưới bụng. Mất đi là đương nhiên"
Quần chân què là quần dài, ống rộng,
trông cũng như quần bà ba ngày nay. Vì khổ vải ngày xưa không đủ để gấp
đôi lại thành ống quần, nên người ta phải xếp miếng vải xéo để cắt, do
đó ống quần không được liền một mảnh, mà phải ráp thêm một miếng vải rẻo
từ khúc vải khác vào. Có lẽ vì phải nối ống quần như vậy nên có cái tên
là "quần chân què". Đũng (đáy) quần thì cũng phải ghép một miếng vải
hình thoi ởgiữa.
* Guốc / Dép:
Khi có hội hè, đình đám, phụ nữ thôn quê
thường đi guốc tự đẽo làm bằng gộc (gốc) tre. Phía trước đẽo mũi cong
lên như đòn gánh để bảo vệ ngón chân, có xỏ dây để lồng ngón chân giữa
và có quai buộc bằng mây ở giữa để giữ bàn chân. Guốc này có lẽ đi cả
chục năm mới mòn hết, hễ cứ đi một bước là kêu lộp cộp, được gọi là guốc
Nghệ (Nghệ An). Ngoài ra, còn có guốc kinh, xuất xứ ở Huế, dáng vẻ rất
kinh đô: Làm bằng gỗ lồng mực sơn trắng, mũi vóc hồng, quai nhung thêu
kim tuyến, dành riêng cho con nhà giàu sang, quyền quý ít đi lại, vì chỉ
cần vài bước là guốc bong mũi.
Dân thành thị hay người buôn bán thì mang dép làm bằng da, dừa, cói... Có hai loại dép: dép một và dép cong.
- Dép một: Rất thông dụng vì tiện và
vững, làm bằng một lần da trâu thuộc theo lối thủ công (nên gọi là dép
một), không có đế, có quai ngang đằng sau, đằng trước có khuyết (lỗ) để
cho ngón chân giữa vào. Khi đi dép bị kéo lê quèn quẹt. Ở thành thị,
người ta đi dép một quai chữ nhân bọc nhung.
Chân em đi dép quai ngang
Tay đeo nhẫn bạc, trông càng say mê.
Tay đeo nhẫn bạc, trông càng say mê.
- Dép cong: Làm bằng 4, 5 lần da trâu
thuộc, đóng lại với nhau bằng những đanh tre, mũi uốn cong vòng lên để
che đầu ngón chân. Quai bằng nhung có một vòng tròn bằng da trên mặt dép
để xỏ ngón chân thứ hai, giúp cho đi lại dép không bị rơi. Dép cong rất
nặng, khi mang không đi nhanh được:
Me cười: "Thầy nó trông
Chân đi đôi dép cong
Con tôi xinh xinh quá
Bao giờ cô lấy chồng" - Nguyễn Nhược Pháp
Chân đi đôi dép cong
Con tôi xinh xinh quá
Bao giờ cô lấy chồng" - Nguyễn Nhược Pháp
* Áo tứ thân:
Ngày xưa, do kỹ thuật thô sơ nên hàng
vải dệt ra có khổ hẹp, chừng 40 cm, muốn may thành một cái áo phải ráp
bốn mảnh thân lại với nhau. Áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, khi mặc thì
thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì phải làm việc
đồng áng, buôn bán... nên áo giao lãnh dần dà trở thành áo tứ thân cho
tiện.
Áo tứ thân gồm hai mảnh phía sau may lại
giữa sống lưng, mép nơi hai thân áo được dấu vào phía trong; Hai thân
trước được buộc lại với nhau để thõng xuống thành hai tà áo ở giữa, nên
không cần cài khuy khi mặc.
Khen ai tròn áo tứ thân
Mịn quần lĩnh tía, chùng khăn lụa sồi - Nguyễn Bính
Mịn quần lĩnh tía, chùng khăn lụa sồi - Nguyễn Bính
Áo mặc thường ngày màu nâu non, nâu già
hay đen, may bằng vải chúc bâu, diềm bâu, sồi, vải rồng Nam Định (Một
loại vải mỏng, sản phẩm xứ Sơn Nam - Nam Định, được nhuộm nâu ở phường
Đồng Lầm - Thăng Long, nay là làng Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội). Còn
trong dịp lễ, tết thì áo được may bằng the, lụa, nhiễu …
Áo nâu ai mặc nên xinh
Cho duyên em lịch, cho tình anh say.
Cho duyên em lịch, cho tình anh say.
Áo tứ thân đứng vững trên đất nước Việt
Nam cả mấy ngàn năm. Về ý nghĩa thì bốn thân áo tượng trưng cho tứ thân
phụ mẫu, hai tà trước buộc lại với nhau tượng trưng cho tình nghĩa vợ
chồng âu yếm, khăng khít bên nhau.
"Cái áo tứ thân buông tà hay thắt vạt;
Cái áo mớ ba, mớ bảy đổi vai hoặc không đổi vai đi cùng với váy sồi hoặc
quần lĩnh tía… đã vào ca dao, thành câu ví, nên hình ảnh của nét ăn,
dáng mặc thanh nhã, hào hoa, nền nã". Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về
các từ ngữ mà nhà văn Băng Sơn nêu lên ở đoạn trên.
- Áo tứ thân buông tà hay thắt vạt: Áo
buông tà (buông chùng) có nghĩa là khi thong thả thì hai thân trước thắt
lại để thõng (chùng) ở phía trước; Còn khi vội vàng, hối hả thì thắt
(cột) hai vạt trước ra sau lưng để đi cho nhanh hay chạy cho tiện .
- Áo mớ ba, mớ bảy: Vào dịp hội hè, đình
đám, phụ nữ Việt Nam xưa mặc nhiều lớp áo, áo nọ phủ lên áo kia, lớp
này chồng lên lớp kia, có thể từ ba lớp đến bảy lớp vào mùa đông, gọi là
áo mớ ba, mớ bảy. Đây cũng là một hình thức phô trương quần áo của các
bà, các cô nhà giàu:
Người thì mớ bảy mớ ba
Người thì áo rách như là áo tơi
Người thì áo rách như là áo tơi
(Áo tơi: Làm bằng lá gồi nối tròn, cổ có
sợi dây thừng để thắt cho khỏi tuột, mặc trùm ra ngoài của nông dân
Việt Nam để che mưa, che gió, chống lạnh. Khi rách bươm, nó thành bù
nhìn đuổi chim trên ruộng dưa)
Thường cái áo dài nhất ở ngoài cùng là
màu nâu hay đen, may bằng hàng mỏng, thưa để nổi những lớp áo càng vào
bên trong càng ngắn hơn, may bằng nhiều màu tươi sáng như vàng chanh,
hồng cánh sen, xanh hồ thủy …
- Áo đổi vai: Còn gọi là áo thay vai, áo nối vai, áo vá vai hay áo vá quàng.
Tơ lụa gấm nhiễu không màng
Thương cô áo chẹt vá quàng nửa vai
Thương cô áo chẹt vá quàng nửa vai
Vì phải gồng gánh, làm việc nhiều nên
vai áo mau sờn, rách. Để khỏi bỏ uổng cả cái áo, người ta giữ lại phần
lành lặn, thay nửa thân áo trên bị rách bằng loại vải mới khác.
Áo may từ thuở anh mới thương nàng
Đến nay áo rách lại vá quàng thay vai
Đến nay áo rách lại vá quàng thay vai
Một phần vì áo rách, vai sờn mà phải đổi
vai; Một phần để khoe sự khéo léo về đường kim, mũi chỉ tăm tắp trên
những miếng vá vuông vức, phẳng phiu cũng như về cách chọn lựa màu sắc
vải:
Hỡi cô áo vá quàng xanh
Lại đây anh hỏi có đành hay không?
Lại đây anh hỏi có đành hay không?
Áo vá quàng thêm màu sắc lại có duyên,
cộng thêm cái tài hoa, sáng tạo: Nối vai nhưng so le, gấp khúc, tạo
thành những mảnh hình không cân đối nhưng ưa nhìn, và trở thành một kiểu
làm đẹp của các bà, các cô. Áo thay vai này đúng là 100% Việt Nam,
không lẫn lộn đi đâu được.
Có chồng bớt áo thay vai
Bớt màu trang điểm kẻo trai nó lầm
Bớt màu trang điểm kẻo trai nó lầm
* Áo ngũ thân
Áo ngũ thân (năm thân, năm tà) cũng
giống như áo tứ thân, nhưng kín thân trước vì hai vạt trước được may
liền thành một vạt lớn, như vạt sau. Vạt nằm phía bên trái gọi là vạt
cả, rộng gấp đôi vạt để bên trong phía bên phải, gọi là vạt con. Hai vạt
nối nhau nhờ bâu (cổ) áo, cao cỡ 2 - 3cm, cài kín lại bằng năm cái
khuy. Khi mặc, các cô thường chỉ gài bốn khuy, để hở khuy cổ, khoe cái
cổ cao "ba ngấn" của mình.
Áo đen năm nút viền bâu
Bạn về xứ bạn biết đâu mà tìm
Bạn về xứ bạn biết đâu mà tìm
Tay áo ngũ thân may nối phía dưới khuỷu
tay, do khổ vải hẹp, chỉ là 40cm. Cổ, tay, thân trên áo ôm sát người,
trong khi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu, không chít eo. Vạt áo may
võng, rất rộng, trung bình là 80 cm.
Về ý nghĩa, ngoài bốn thân chính tượng
trưng cho tứ thân phụ mẫu như áo tứ thân, thân thứ năm (vạt con) tượng
trưng cho người mặc. Năm cái khuy tượng trưng cho ngũ thường (năm đạo
làm người của Nho giáo) là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Áo dài năm nút hở bâu
Để xem người nghĩa làm dâu thế nào?
Để xem người nghĩa làm dâu thế nào?
Áo ngũ thân khi mặc che kín thân hình,
không để hở áo bên trong, cho nên nhiều cô gái không muốn cái yếm hay
cái áo cánh (áo ngắn) của mình bị che kín hoàn toàn, nên đã "lật viền":
thân áo phía trước kéo chéo từ cổ trái sang nách phải, rồi gài nút bên
hông che các lớp phía trong.
Nhất thương là cái hoa lài
Nhì thương ai đó áo dài năm thân
Nhì thương ai đó áo dài năm thân
Áo ngũ thân có thể mặc lồng nhiều lớp
như kiểu mớ bảy, mớ ba của áo tứ thân hay may nhiều lần vải bằng hàng
mỏng như the, phổ biến ở hàng phố. Nếu may bằng nhiều lần vải mỏng thì
người ta có tên gọi riêng: Áo may một lần vải là áo đơn; Áo may hai lần
vải là áo kép, Áo may ba lần, trong có một lần dựng là áo mền, Áo may
bốn lần vải là áo đụp.
Khen ai áo kép, quần hồ
Hội làng mê mải sớm trưa đi về - Nguyễn Bính
Hội làng mê mải sớm trưa đi về - Nguyễn Bính
Khi mặc nhiều lớp áo bên trong với áo
dài năm tà bằng the mỏng bên ngoài, các bà các cô đã tạo nên một phối
hợp hài hòa và độc đáo về màu sắc. Trước hết vạt cả đè lên vạt con làm
thành hai mảng đậm, nhạt khác nhau. Màu đen nếu mặc riêng là một màu
tối, nhưng khi mặc một lớp áo mỏng, thưa màu đen bên ngoài chồng lên
những lớp áo màu rực rỡ bên trong, thì các màu chói gắt, sặc sỡ trở
thành êm dịu hơn. Như màu đỏ chóibiến thành màu đỏ bầm, màu vàng rực
biến thành màu hổ phách, màu trắng xóa biến thành màu xám sáng …
* Khuy:
Bây giờ ta sưu tầm về phần khuy (nút,
cúc), để coi làm sao mà thi sỹ Nguyễn Bính rên rỉ: "Áo cài khuy bấm em
làm khổ tôi". Lối áo dài cài khuy bắt đầu xuất hiện dưới thời Minh Mạng,
lúc triều đình bãi bỏ Bắc thành, bổ nhiệm chức tổng đốc cho tỉnh mới có
tên là Hà Nội. Khuy cũng đóng một vai trò, được thay đổi và biến dạng
dần theo kiểu của áo. Thường khuy áo phụ nữ nhỏ hơn khuy áo nam giới
Trăm năm lòng gắn dạ ghi
Dù ai thay nút đổi khuy cũng đừng
Dù ai thay nút đổi khuy cũng đừng
Trên áo năm thân, khuy làm bằng vải tết
(thắt) lại. Vải là vải may áo hay vải cùng màu với áo. Nút thắt bằng vải
rất khó mở. Trong khi khuy bấm (nút bóp) rất dễ tuột do đó ta thấy áo
dài ngày nay đơm khuy bấm phải dùng thêm vài cái khuy thép móc ở nơi eo.
Khuy được đính (đơm)vào áo bằng chân
khuy - Bộ khuy chia làm hai phần: một phần có hạt khuy áo, phần kia là
vòng nút để lồng (tròng) hạt khuy áo vào. Chân khuy của hai phần giống
nhau từ kích thước đến hình dạng, được may lộn nhỏ như cây tăm, xếp nằm
song song với nhau.
Áo đen tra nút cũng đen
Hò với người lạ, người quen khó hò
Hò với người lạ, người quen khó hò
Ở thành thị, hạt khuy áo còn là những
hạt thủy tinh tròn, màu giống như màu áo hay những màu phổ biến như hổ
phách, tráng vàng, tráng thủy để giống như những viên ngọc trai. Ở nông
thôn, dù áo có khuy, các cô cũng cứ ấp tà áo vào ngực, rồi thắt lưng ra
ngoài, chứ không gài (cài) khuy.
Nút vàng tra áo cổ y
Chàng xa, thiếp cách, áo ni giữ hoài.
Chàng xa, thiếp cách, áo ni giữ hoài.
Theo Cuộc Sống Việt