Chương trình ca nhạc đặc biệt tại Nhà hát lớn Hà Nội tối 22-10 với chủ đề Sóng vọng biển Ðông trong dịp kỷ niệm 45 năm thành lập Hội Khoa học Lịch sử được kì vọng như lời giáo sư Phan Huy Lê: "Lịch sử của một dân tộc, hào khí và tình yêu biển đảo, quê hương thể hiện qua những bài hát hào hùng và tha thiết nhất".
Tôi hồi hộp theo dõi. Bởi như chủ đề của nó Sóng vọng biển Ðông thì không thể thiếu hai quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc: Hoàng Sa và Trường Sa. Thế nhưng xem xong bỗng thấy lòng trống vắng. Bóng dáng Hoàng Sa mờ nhạt, dẫu trước khi công diễn chương trình, tại sảnh Nhà hát Lớn đã giới thiệu những tác phẩm nhiếp ảnh và tư liệu về biển, đảo Việt Nam, trong đó có những bức ảnh tư liệu quý về Trường Sa và Hoàng Sa như: Bia chủ quyền nhà nước Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa năm 1930, Ngọn hải đăng của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1945, Bản đồ Việt Nam do người Hà Lan vẽ năm 1594 có Trường Sa và Hoàng Sa, bản đồ xứ Quảng đời Lê (theo Thiên Nam Lộ Đồ vẽ lại năm 1741) có núi Du Trường (Cù lao Ré - Đảo Lý Sơn) và bãi Cát Vàng (Quần đảo Hoàng Sa) nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam... Nhưng điểm nhấn của chương trình là những gì diễn ra trên sân khấu, nơi hàng triệu người Việt đang chăm chắm vào màn hình chứ không phải nơi tiền sảnh vì mấy ai được đến dự mà chiêm ngưỡng. Dường như chương trình thiêu thiếu một cái gì đó đủ để nói lên khát vọng, ý chí của toàn dân ở thời điểm hiện nay về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Cho nên, những bản Tình Ca, những Tình ta biển bạc đồng xanh, Thuyền và Biển, Đừng ví em là biển…dù là những bài ca bất hủ nhưng chưa thể nói hết được cái điều mà ông GS Chủ tịch Hội kì vọng ở trên. Vì thế mà cơ hội để khán giả “tiếp cận lịch sử một cách dễ hiểu, tự nhiên” như mong mỏi của ông Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Dương Trung Quốc cũng khó mà đáp ứng qua một chương trình nặng về biểu diễn ca nhạc như thế.
Xem chương trình qua truyền hình mà lòng trĩu nặng. Hoàng Sa ơi hỡi Hoàng Sa ! 37 năm trước, Người “ra đi” trong thầm lặng dẫu biển Đông lúc bấy giờ quặn sóng. Từ đó đến nay, dường như Hoàng Sa đã đi vào quên lãng, lặng im.
Tại sao ?
Tại sao Hoàng Sa vắng bóng không chỉ trong chương trình này mà cả trên sách báo truyền thông hàng ngày ? Và xin hỏi các nhà lịch sử, các vị có biết trong làng sử Việt Nam, đồng nghiệp của các vị khi làm sách Những sự kiện lịch sử Việt Nam (1945-2010) – NXB Thanh Niên) để dạy cho thế hệ trẻ đã xóa bỏ những sự kiện về Hoàng Sa (19-1-1974), Trường Sa (trận hải chiến ngày 14-3-1988 trên đảo Gạc Ma) ? Liệu một đêm “sóng vọng biển Đông” như thế có đủ để khỏa lấp những khoảng trống mà người ta đã cố tình xóa bỏ ?
Cho nên, những bản Tình Ca, những Tình ta biển bạc đồng xanh, Thuyền và Biển, Đừng ví em là biển…dù là những bài ca bất hủ nhưng chưa thể nói hết được cái điều mà ông GS Chủ tịch Hội kì vọng ở trên. Vì thế mà cơ hội để khán giả “tiếp cận lịch sử một cách dễ hiểu, tự nhiên” như mong mỏi của ông Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Dương Trung Quốc cũng khó mà đáp ứng qua một chương trình nặng về biểu diễn ca nhạc như thế.
Xem chương trình qua truyền hình mà lòng trĩu nặng. Hoàng Sa ơi hỡi Hoàng Sa ! 37 năm trước, Người “ra đi” trong thầm lặng dẫu biển Đông lúc bấy giờ quặn sóng. Từ đó đến nay, dường như Hoàng Sa đã đi vào quên lãng, lặng im.
Tại sao ?
Tại sao Hoàng Sa vắng bóng không chỉ trong chương trình này mà cả trên sách báo truyền thông hàng ngày ? Và xin hỏi các nhà lịch sử, các vị có biết trong làng sử Việt Nam, đồng nghiệp của các vị khi làm sách Những sự kiện lịch sử Việt Nam (1945-2010) – NXB Thanh Niên) để dạy cho thế hệ trẻ đã xóa bỏ những sự kiện về Hoàng Sa (19-1-1974), Trường Sa (trận hải chiến ngày 14-3-1988 trên đảo Gạc Ma) ? Liệu một đêm “sóng vọng biển Đông” như thế có đủ để khỏa lấp những khoảng trống mà người ta đã cố tình xóa bỏ ?
25-10-2011
Nguyễn Duy Xuân
Nguyễn Duy Xuân