5. Đại phá quân Thanh giải phóng Thăng Long
Nguyễn Huệ (chữ Hán: 阮惠; 1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế (光中皇帝), vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương (北平王), là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.
Sau khi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, ngay hôm sau, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ cất đại quân ra Bắc. Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, cầu viện hoàng đế nhà Thanh là Càn Long. Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 20 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào chiếm đóng Thăng Long.
Sau khi chiếm được Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị kiêu căng tự mãn, cho quân mặc sức cướp bóc, hãm hiếp. Cả kinh thành náo loạn.
Lê Chiêu Thống ươn hèn, ngày ngày đến chờ trước đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở Cung Tây Long (nay là khu vực Ngân hàng Nhà nước) để chờ nghe lệnh truyền bảo của tướng giặc. Sách Hoàng Lê Nhất Thống chí còn chép cảnh: “Nước Nam ta từ khi có đế vương đến nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế. Tiếng là làm vua, nhưng niên hiệu thì ghi Càn Long, việc gì cũng do viên Tổng đốc, có khác gì đã phụ thuộc vào Trung Quốc”…
Bộ mặt xâm lược của quân Thanh và bộ mặt phản dân hại nước của Lê Chiêu Thống và bè lũ đã lộ rõ. Sĩ phu và nhân dân Bắc Hà vô cùng thất vọng và căm phẫn, chỉ chờ dịp được lãnh đạo nổi dậy.
Trước khi xuất quân, Hoàng đế Quang Trung hạ dụ:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáo bất hoàn
Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Lời dụ này đã thể hiện rõ mục đích cuộc tiến quân (bảo vệ các truyền thống văn hóa dân tộc như các tục để tóc dài, nhuộm răng đen khác Tàu) và quyết tâm đánh giặc đến cùng (đánh cho kẻ xâm lược không kịp trở tay, thân không còn mảnh giáp) và khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam (đánh cho lịch sử muôn đời biết rằng nước Nam anh hùng này là nơi đất có chủ).
Đoàn quân Quang Trung ra Bắc bằng bước đi thần tốc, ngày 15/1/1789 (tức 20 tháng Chạp năm Mậu Thân) đến Thanh-Nghệ nhận thêm quân tình nguyện, 10 ngày sau, ngày 25/1 tức 30 tháng Chạp, đúng giao thừa năm Kỷ Dậu, chiến dịch đại phá quân Thanh mở màn ngay trên đất Thăng Long.
Đêm mồng 3 Tết bao vây đồn Hạ Hồi (Thường Tín), buộc quân địch phải bỏ giáo xin hàng, rồi tiến quân ngay lên đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì) chỉ cách Thăng Long 14 km.
Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, quân Tây Sơn do đích thân Vua Quang Trung chỉ huy đánh một trận hỏa công, thiêu cháy hoàn toàn đồn Ngọc Hồi của quân giặc, mở đường tiến thẳng vào thành Thăng Long.
Một bộ phận còn lại của giặc tháo chạy đến Đầm Mực (thuộc xã Quỳnh Đô, nay là thôn Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì) thì bị cánh quân của Đô đốc Bảo mai phục sẵn, biến mấy chục mẫu Đầm Mực thành mồ chôn hàng vạn quân Thanh.
Cùng mờ sáng mồng 5 Tết Kỷ Dậu, cánh quân của Đô đốc Long chỉ huy theo đường núi tiến ra tập kích đồn Khương Thượng (tức đồn Đống Đa) phá vỡ đồn Khương Thượng rồi qua ô Thịnh Quang (nay là ô Chợ Dừa) thọc sâu vào thành Thăng Long, lao thẳng tới Đại bản doanh của chủ tướng giặc Tôn Sĩ Nghị ở Cung Tây Long. Tôn thất trận, bỏ chạy qua cầu phao, rút về nước. Cầu bị gãy vì quá tải, hàng ngàn quân bị đẩy xuống sông mà chết.
Kể từ ngày 16/12/1788, khi tên lính Mãn Thanh đầu tiên đặt chân lên đất Thăng Long, cho đến ngày 30/1/1789 (tức mồng 5 Tết năm Mậu Thân), khi kinh thành Thăng Long được giải phóng, quân Thanh đã chiếm giữ Thăng Long tổng cộng được 45 ngày và cuối cùng khi Vua Quang Trung dẫn đầu đoàn hùng binh vào quét sạch quân thù xâm lược, thì áo bào của nhà Vua đã xạm đen màu khói súng.
Sau khi chiếm được Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị kiêu căng tự mãn, cho quân mặc sức cướp bóc, hãm hiếp. Cả kinh thành náo loạn.
Lê Chiêu Thống ươn hèn, ngày ngày đến chờ trước đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở Cung Tây Long (nay là khu vực Ngân hàng Nhà nước) để chờ nghe lệnh truyền bảo của tướng giặc. Sách Hoàng Lê Nhất Thống chí còn chép cảnh: “Nước Nam ta từ khi có đế vương đến nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế. Tiếng là làm vua, nhưng niên hiệu thì ghi Càn Long, việc gì cũng do viên Tổng đốc, có khác gì đã phụ thuộc vào Trung Quốc”…
Bộ mặt xâm lược của quân Thanh và bộ mặt phản dân hại nước của Lê Chiêu Thống và bè lũ đã lộ rõ. Sĩ phu và nhân dân Bắc Hà vô cùng thất vọng và căm phẫn, chỉ chờ dịp được lãnh đạo nổi dậy.
Trước khi xuất quân, Hoàng đế Quang Trung hạ dụ:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáo bất hoàn
Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Lời dụ này đã thể hiện rõ mục đích cuộc tiến quân (bảo vệ các truyền thống văn hóa dân tộc như các tục để tóc dài, nhuộm răng đen khác Tàu) và quyết tâm đánh giặc đến cùng (đánh cho kẻ xâm lược không kịp trở tay, thân không còn mảnh giáp) và khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam (đánh cho lịch sử muôn đời biết rằng nước Nam anh hùng này là nơi đất có chủ).
Đoàn quân Quang Trung ra Bắc bằng bước đi thần tốc, ngày 15/1/1789 (tức 20 tháng Chạp năm Mậu Thân) đến Thanh-Nghệ nhận thêm quân tình nguyện, 10 ngày sau, ngày 25/1 tức 30 tháng Chạp, đúng giao thừa năm Kỷ Dậu, chiến dịch đại phá quân Thanh mở màn ngay trên đất Thăng Long.
Đêm mồng 3 Tết bao vây đồn Hạ Hồi (Thường Tín), buộc quân địch phải bỏ giáo xin hàng, rồi tiến quân ngay lên đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì) chỉ cách Thăng Long 14 km.
Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, quân Tây Sơn do đích thân Vua Quang Trung chỉ huy đánh một trận hỏa công, thiêu cháy hoàn toàn đồn Ngọc Hồi của quân giặc, mở đường tiến thẳng vào thành Thăng Long.
Một bộ phận còn lại của giặc tháo chạy đến Đầm Mực (thuộc xã Quỳnh Đô, nay là thôn Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì) thì bị cánh quân của Đô đốc Bảo mai phục sẵn, biến mấy chục mẫu Đầm Mực thành mồ chôn hàng vạn quân Thanh.
Cùng mờ sáng mồng 5 Tết Kỷ Dậu, cánh quân của Đô đốc Long chỉ huy theo đường núi tiến ra tập kích đồn Khương Thượng (tức đồn Đống Đa) phá vỡ đồn Khương Thượng rồi qua ô Thịnh Quang (nay là ô Chợ Dừa) thọc sâu vào thành Thăng Long, lao thẳng tới Đại bản doanh của chủ tướng giặc Tôn Sĩ Nghị ở Cung Tây Long. Tôn thất trận, bỏ chạy qua cầu phao, rút về nước. Cầu bị gãy vì quá tải, hàng ngàn quân bị đẩy xuống sông mà chết.
Kể từ ngày 16/12/1788, khi tên lính Mãn Thanh đầu tiên đặt chân lên đất Thăng Long, cho đến ngày 30/1/1789 (tức mồng 5 Tết năm Mậu Thân), khi kinh thành Thăng Long được giải phóng, quân Thanh đã chiếm giữ Thăng Long tổng cộng được 45 ngày và cuối cùng khi Vua Quang Trung dẫn đầu đoàn hùng binh vào quét sạch quân thù xâm lược, thì áo bào của nhà Vua đã xạm đen màu khói súng.