Ngày thơ Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức tại thành phố Vinh vừa qua, có câu lục bát thật độc đáo. Độc đáo đến nỗi người như nhà báo Trương Duy Nhất (chẳng biết có họ gì với nhà thơ không) đã “thề là không bao giờ nói viết chi về thơ” thế mà cũng phải động lòng viết một entry ngoại lệ về thơ.
Quả thực, tôi cũng yêu thơ, thích làm thơ mặc dù thơ tôi thì cũng chỉ xếp vào hạng lều, túp, nhưng chưa bao giờ được thưởng thức một câu “nục” bát hay đến thế:
Lên cao càng thấy trời caoXin được bình đôi chút về cặp lục bát để đời này:
Khổ đau mới biết đồng bào khổ đau
1. Hậu sinh khả úy. Tác giả vượt xa người xưa. Tiền nhân “”đăng sơn ức hữu”, nhưng lên cao bằng cách leo núi. Còn tác giả không lên núi mà hơn thế: lên trời ! Chí thật lớn. Và không phải để nhớ bạn mà là để biết đồng bào khổ đau ! Tâm như trời biển.
2. Không biết tác giả sáng tác câu lục bát này lúc nào. Nếu là khi còn đương chức thì càng phục cái tâm của nhà thơ, bởi các vị đi xa thì có máy bay, đi gần thì có ô tô đặc chủng. Quả thực rất hiếm khi được gần dân mà vẫn thấu hiểu nỗi khổ của dân, có lẽ nhờ cái tầm cao. Càng lên cao, càng có tầm nhìn thấu cõi nhân gian.
3. Chủ đề tư tưởng của câu thơ thật thấm nhuần tinh thần nhân đạo cao cả. Tuy nhiên, cũng có chút băn khoăn. Tác giả hình như có vẻ bi quan quá. Giữa thời buổi này, đất nước đang phát triển, dân đang dần giàu lên mà lại nói đồng bào đang khổ đau. Thoáng một chút thế thôi, chứ giá trị tư tưởng sâu sắc của câu thơ thì không thể chối cãi được.
4. Đáng khen cho ban tổ chức, đã chọn được trong số hàng vạn bài thơ hay từ cổ chí kim, rồi sàng lọc được câu thơ “nục” bát để đời này trong số 70 câu thơ tiêu biểu được thả lên trời, lưu vào cõi vĩnh hằng cho con cháu mai sau trong ngày khai mạc đêm thơ ở thành Vinh:
Người xưa nói: văn tức là người. Con con cháu bây giờ nói: người tức là văn. Nhìn người để tôn vinh thơ văn.
27-2-2011
NDX