Có lẽ trên khắp đất nước Việt Nam, hiếm có lễ hội truyền thống nào thu hút nhiều dân tộc tham gia như Lễ hội Lồng Tồng ở vùng văn hóa Đông Bắc (Tuyên Quang, Thái Nguyên...).
Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Hội xuống đồng, là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ.... Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Nơi tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất. Vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội này có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng.
Lễ hội Lồng tồng thường diễn ra vào đầu tháng giêng âm lịch (sau tết Nguyên đán). Đồng bào thường chọn bãi cỏ bằng phẳng, rộng, có vị trí trung tâm thuận lợi cho việc đi lại, vui chơi của dân bản và các bản lân cận. Những nơi có đình thì lễ hội diễn ra trên sân đình như: vùng Sơn Dương có đình Tân Trào, đình Hồng Thái, đình Thanh La.
Trước ngày hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Khách đến, dù quen, dù lạ đều được đồng bào mời về nhà ăn nghỉ qua đêm chờ dự hội.
Trong phần lễ Lồng tồng, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ cúng gồm gà, thịt lợn, trứng luộc, hai cặp bánh chưng, một cặp bánh chưng Tày, các loại bánh dày, bánh khảo, chè lam. Mâm lễ vật của bản phải to hơn, nhiều hơn, trang trí đẹp hơn. Đồng bào chọn góc cao nhất của bãi đất phía Bắc quay xuống phía Nam. Các mâm lễ được xếp thẳng hàng, người chủ lễ (thường là thày Tào, hoặc thày phù thuỷ), gọi là “pú mo”. “Pú mo” đứng trước mâm lễ của bản khấn tạ ơn trời đất, thần linh đã phù hộ cho dân bản. Trong khi đó dân bản thắp hương, rót rượu, múa lân... Sau lời khấn tạ ơn, “pú mo” tiếp tục khấn cầu mưa, một người phụ lễ đội một chậu nước đứng bên cạnh, nhiều người khác cầm tàu lá cọ đi từ nơi cúng tế về cuối bãi đất. Khấn xong, “pú mo” vẩy nước ra xung quanh, ngụ ý là trời ban mưa, dân bản xúm lại, ai cũng muốn hứng lấy những giọt nước tượng trưng cho may mắn ấy. Vảy nước xong, “pú mo” lại lấy hạt giống từ các mâm lễ vãi ra xung quanh, dân bản lấy hạt giống ấy trộn với hạt giống nhà mình chọn gieo cấy. Sau các lễ thức đó, dân bản cùng nhau phá cỗ, cùng ăn uống, chúc tụng nhau khoẻ mạnh, may mắn, thóc lúa đầy bồ, lợn gà đầy sân...
Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Hội xuống đồng, là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ.... Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Nơi tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất. Vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội này có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng.
Lễ hội Lồng tồng thường diễn ra vào đầu tháng giêng âm lịch (sau tết Nguyên đán). Đồng bào thường chọn bãi cỏ bằng phẳng, rộng, có vị trí trung tâm thuận lợi cho việc đi lại, vui chơi của dân bản và các bản lân cận. Những nơi có đình thì lễ hội diễn ra trên sân đình như: vùng Sơn Dương có đình Tân Trào, đình Hồng Thái, đình Thanh La.
Trước ngày hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Khách đến, dù quen, dù lạ đều được đồng bào mời về nhà ăn nghỉ qua đêm chờ dự hội.
Trong phần lễ Lồng tồng, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ cúng gồm gà, thịt lợn, trứng luộc, hai cặp bánh chưng, một cặp bánh chưng Tày, các loại bánh dày, bánh khảo, chè lam. Mâm lễ vật của bản phải to hơn, nhiều hơn, trang trí đẹp hơn. Đồng bào chọn góc cao nhất của bãi đất phía Bắc quay xuống phía Nam. Các mâm lễ được xếp thẳng hàng, người chủ lễ (thường là thày Tào, hoặc thày phù thuỷ), gọi là “pú mo”. “Pú mo” đứng trước mâm lễ của bản khấn tạ ơn trời đất, thần linh đã phù hộ cho dân bản. Trong khi đó dân bản thắp hương, rót rượu, múa lân... Sau lời khấn tạ ơn, “pú mo” tiếp tục khấn cầu mưa, một người phụ lễ đội một chậu nước đứng bên cạnh, nhiều người khác cầm tàu lá cọ đi từ nơi cúng tế về cuối bãi đất. Khấn xong, “pú mo” vẩy nước ra xung quanh, ngụ ý là trời ban mưa, dân bản xúm lại, ai cũng muốn hứng lấy những giọt nước tượng trưng cho may mắn ấy. Vảy nước xong, “pú mo” lại lấy hạt giống từ các mâm lễ vãi ra xung quanh, dân bản lấy hạt giống ấy trộn với hạt giống nhà mình chọn gieo cấy. Sau các lễ thức đó, dân bản cùng nhau phá cỗ, cùng ăn uống, chúc tụng nhau khoẻ mạnh, may mắn, thóc lúa đầy bồ, lợn gà đầy sân...
Phần lễ kết thúc cũng là lúc trai gái, già trẻ đã ngà ngà say. Lúc này, người ta đã dựng sẵn trên bãi rộng một cây nêu bằng cây tre mai thẳng, cao chừng 15-20m, ngọn uốn thành vòng tròn, lấy giấy hồng dán kín vòng tròn và vẽ lên một tâm điểm. Quả còn được khâu sẵn từ trước, có nhiều múi, mỗi múi một màu, bên trong được nhồi các loại hạt giống như lúa, ngô, đậu.... Khi người chủ hội gióng thanh la báo hiệu mở hội là dân bản, đặc biệt là cánh trai trẻ ào ra vui chơi. Chỗ này tung còn, chỗ kia đu quay, trèo cột, chọi gà, đánh yến, đánh sết, hát cọi, hát lượn... nhiều nơi vui chơi đến hết đêm. Lời hát vừa là răn dạy, vừa là tỏ lời yêu thương, lạc quan yêu đời (thương nhau cách mấy sông mấy suối cũng đến; không thương cách vết chân trâu cũng không đến và lòng người dài, tay áo ngắn biết làm sao hay tháng 3 không ăn trứng kiến thì quá vụ; tháng 4 không ăn mầm giềng thì hết mùa hoặc khôn không qua con chim khướu; có lúc đậu đuôi trâu bị ngã)....
Lễ hội Lồng tông là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện khát vọng của người dân trong sự hoà hợp trời đất, âm dương; cầu mong cho cuộc sống khoẻ mạnh, no đủ, vạn vật sinh sôi... Những trò chơi trong lễ hội thể hiện nét đẹp tâm hồn phong phú, gắn với thiên nhiên, gắn với những tập tục văn hoá lâu đời của cư dân lúa nước.
Lễ hội Lồng tông là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện khát vọng của người dân trong sự hoà hợp trời đất, âm dương; cầu mong cho cuộc sống khoẻ mạnh, no đủ, vạn vật sinh sôi... Những trò chơi trong lễ hội thể hiện nét đẹp tâm hồn phong phú, gắn với thiên nhiên, gắn với những tập tục văn hoá lâu đời của cư dân lúa nước.
NDX tổng hợp