Noel có từ bao giờ ?
Có giai thoại kể một ông già Thổ Nhĩ Kỳ giàu lòng thương người, ở thế kỷ thứ IV, đã chọn ngày sinh của Jésus Christ 25/12, để bí mật gửi quà cho người nghèo, đặc biệt là trẻ em.
Ý tưởng đó mau chóng phổ biến ở cộng đồng Thiên chúa giáo, trước tiên ở châu Âu. Noel chính thức ra đời, cũng mau chóng được dân thế tục hưởng ứng. Dân thế tục bèn thay Lễ đông chí (21/12 - Ngày mặt trời tái sinh) bằng Lễ Noel. Ngày nay, Noel trở thành biểu tượng của khát vọng hoà bình và hạnh phúc của gần như cả thế giới, mà trẻ thơ là trung tâm.
Cây Giáng sinh có từ bao giờ ?
Vào thế kỷ thứ VIII, thánh Boniface, một thầy tu người Anh, trên đường hành hương, ông tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần. Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế.
Theo một nguồn khác, thì giáo sĩ Boniface từ Anh sang Đức truyền bá đức tin Cơ đốc. Ông đã tặng cho thành phố Geismer một cây thông tượng trưng cho tình thương và một tín ngưỡng mới mà ông đã mang đến cho dân tộc Đức. Khi người Đức chấp nhận Cơ đốc giáo, họ chọn cây thông làm cây giáng sinh (cây Nô-en) để nhắc nhở họ nhớ đến công ơn của thánh Boniface, người đã giúp họ dẹp bỏ tà thần trở lại thờ phượng Thiên Chúa.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng, vào một đêm Noel đã rất lâu rồi có một người tiều phu nghèo khổ đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi vì đói. Mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm. Vào buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hoá ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiều phu tốt bụng.
Theo một nguồn khác, thì giáo sĩ Boniface từ Anh sang Đức truyền bá đức tin Cơ đốc. Ông đã tặng cho thành phố Geismer một cây thông tượng trưng cho tình thương và một tín ngưỡng mới mà ông đã mang đến cho dân tộc Đức. Khi người Đức chấp nhận Cơ đốc giáo, họ chọn cây thông làm cây giáng sinh (cây Nô-en) để nhắc nhở họ nhớ đến công ơn của thánh Boniface, người đã giúp họ dẹp bỏ tà thần trở lại thờ phượng Thiên Chúa.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng, vào một đêm Noel đã rất lâu rồi có một người tiều phu nghèo khổ đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi vì đói. Mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm. Vào buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hoá ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiều phu tốt bụng.
Nguồn gốc thực của cây Giáng sinh có thể gắn liền với những vở kịch thiên đường. Vào thời Trung Cổ, những vở kịch về đạo đức được biểu diễn khắp Châu Âu, thông qua các vở kịch ấy người ta có thể truyền bá các bài kinh thánh. Những vở kịch nói về nguồn gốc của loài người và sự dại dột của Adam và Eva ở vườn Eden, thường được diễn vào ngày 24 tháng 12 hàng năm. Cây táo là một đạo cụ trong vở kịch, nhưng vì các vở kịch được diễn vào mùa đông, các loài cây đều chưa kết trái nên các diễn viên phải treo những quả táo giả lên cành cây.
Tương truyền, một lần Martin Luther dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Hàng triệu vì sao sáng lấp lánh qua kẽ lá. Ông thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng. Vì thế, khi trở về ông đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ. Để tái tạo ánh sáng lấp lánh của muôn ngàn ánh sao ông đã treo nến lên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa giáng sinh. Ông giải thích là các cây nến cháy sáng trên các nhánh của cây thông tượng trưng cho ánh sáng của Đức Giêsu mang đến cho nhân loại, màu xanh tươi quanh năm của cây thông tượng trưng cho Đức Chúa Trời hằng hữu.
Phong tục cây Giáng sinh trở nên phổ biến ở Đức vào thế kỷ 16. Người theo đạo Cơ đốc mang cây xanh vào trong nhà và trang hoàng cho chúng trong dịp lễ Giáng sinh. ở những vùng vắng bóng cây xanh, mọi người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và trang trí cho nó các cành cây xanh và nến. Chẳng bao lâu sau, phong tục cây Giáng sinh đã trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu rồi lan ra khắp thế giới.
Tương truyền, một lần Martin Luther dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Hàng triệu vì sao sáng lấp lánh qua kẽ lá. Ông thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng. Vì thế, khi trở về ông đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ. Để tái tạo ánh sáng lấp lánh của muôn ngàn ánh sao ông đã treo nến lên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa giáng sinh. Ông giải thích là các cây nến cháy sáng trên các nhánh của cây thông tượng trưng cho ánh sáng của Đức Giêsu mang đến cho nhân loại, màu xanh tươi quanh năm của cây thông tượng trưng cho Đức Chúa Trời hằng hữu.
Phong tục cây Giáng sinh trở nên phổ biến ở Đức vào thế kỷ 16. Người theo đạo Cơ đốc mang cây xanh vào trong nhà và trang hoàng cho chúng trong dịp lễ Giáng sinh. ở những vùng vắng bóng cây xanh, mọi người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và trang trí cho nó các cành cây xanh và nến. Chẳng bao lâu sau, phong tục cây Giáng sinh đã trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu rồi lan ra khắp thế giới.
Noel ở Việt Nam
Ngày xưa, các Nhà thờ ít, tín đồ ở tản mát. Vào dịp Noel, người ta đổ về các xứ đạo chính, có khi phải đi một, hai ngày đường, đến từ hôm trước, bồng bế con cái, về đi dạo phố phường, giao lưu và đến đêm 24 thì dự lễ Giáng Sinh.
Những năm gần đây Noel đã trở thành một ngày hội hiển nhiên đối với hầu hết người dân Việt, đặc biệt là đối với giới trẻ. Đây là dịp để mọi người bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với nhau, tặng nhau những món quà giản dị và những lời chúc tốt đẹp.
Trong lễ Noel, người ta dần dần đưa vào các sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc. Các bài hát ngợi ca và chúc tụng Thiên Chúa giáng sinh thường được viết với nội dung Công giáo nhưng dựa trên các làn điệu dân ca Bắc, Trung Nam: quan họ của Bắc Ninh, hát xoan hát ghẹo ở Vĩnh Phú, chèo, hát trống quân ở đồng bằng Bắc Bộ, các điệu lý của Nam Bộ...
Những năm gần đây, các cấp chính quyền, đoàn Thanh niên còn tổ chức các chương trình ca nhạc, thi Người đẹp Noel, trình diễn Thời trang Noel, thi đấu thể thao...
Các hoạt động phong phú đó đã tạo nên một sinh hoạt văn hóa cộng đồng, dần dần lôi kéo người ngoài đạo tham gia và trở thành một phong tục rất đẹp từ Nam ra Bắc.
Nguyễn Duy Xuân (Tổng hợp)
Nguyễn Duy Xuân (Tổng hợp)