CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN
HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUI
A. Câu hỏi
1. Hãy trình bày mối liên quan giữa các khái niệm folklore, văn hóa dân gian, văn nghệ dân gian và văn học dân gian?
2. Phân tích mối quan hệ giữa VHDG và VH viết
3. VHDG có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của văn hoá dân tộc?
4. Trình bày đặc trưng về Tính nguyên hợp và tính đa chức năng của văn học dân gian? Sử dụng sự hiểu biết về một hiện tượng văn học dân gian để minh họa cho đặc trưng này?
5. Trình bày đặc trưng về Tính truyền miệng và tập thể văn học dân gian? Phân tích một tác phẩm, một hiện tượng, một thể loại văn học dân gian để làm rõ ý kiến đã trình bày?
6. Qua đặc trưng về tính truyền miệng của văn học dân gian, lí giải các đặc điểm về dị bản, ứng tác và tình trạng đa nghĩa của tác phẩm văn học dân gian?
7. Trình bày đặc trưng về Tính vô danh và dị bản của văn học dân gian? So sánh với sáng tạo cá nhân?
8. Bạn quan niệm thế nào về tiến trình lịch sử văn học dân gian, những khó khăn cơ bản khi xây dựng tiến trình lịch sử?
9. Hãy trình bày tiến trình lịch sử văn học dân gian?
10. Tại sao VHDGVN mang tính đa sắc tộc? Điều đó có ý nghĩa gì?
11. Đặc điểm và những nội dung chính của thần thoại người Việt?
12. Cơ sở văn hóa, lịch sử nào cho việc hình thành và phát triển thể loại truyền thuyết trong văn học dân gian Việt Nam?
13. Những nội dung chính của truyện cổ tích Việt Nam? Việc phân định các tiểu loại truyện cổ tích dựa trên những tiêu chí khoa học nào?
14. Cơ sở xã hội và cơ sở mĩ học của truyện cười? Giá trị xã hội và giá trị nghệ thuật của thể loại truyện cười?
15. Ý nghĩa xã hội của truyện ngụ ngôn?
16. Ba nội dung cơ bản của tục ngữ Việt Nam?
17. Những nội dung phản ánh của ca dao? Vai trò của ca dao trong đời sống xã hội?
18. Bình luận câu nói của Xuân Diệu: “Ca dao cũng là thơ, một loại thơ đặc biệt”
19. Những đặc điểm diễn xướng của chèo sân đình?
20. Hãy phân biệt sử thi thần thoại và sử thi anh hùng? Cho ví dụ chứng minh?
B. Bài tập
1. Phân tích một số tác phẩm VHDG trong chương trình Ngữ văn THCS theo từng thể loại.
2. Sưu tầm tư liệu về những bài ca dao phản ánh lịch sử dân tộc. Phân tích và bình luận tính chất của sự phản ánh.
3. Phân tích một tác phẩm văn học dân gian để làm rõ khả năng phản ánh bản sắc văn hóa cộng đồng của nó.
4. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về truyền thuyết An Dương Vương – Mị Châu – Trọng Thủy.
5. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về truyện cổ tích Tấm Cám.
6. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh.
7. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về bài Thằng Bờm có cái quạt mo.
8. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về bài Trèo lên cây bưởi hái hoa.
9. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về tác giả truyện Trạng Quỳnh.
10. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về câu tục ngữ: “Muốn sang thì bắc cầu kiều, …”
11. Tập tóm tắt: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn: Tóm tắt (kèm theo các chi tiết dị bản), sưu tầm các "motip" truyện, sưu tầm các chi tiết minh họa cho đặc điểm thi pháp thể loại.
12. Sưu tầm: Ca dao, tục ngữ: Sưu tầm theo chủ đề (Tự làm các phong bì để tiện việc phân loại tư liệu), theo các công thức truyền thống, theo đặc điểm thi pháp thể loại.
13. Tập phân tích tác phẩm văn học dân gian theo hai cách: + Phân tích theo kiểu lập dàn ý (Cách phân tích này rất gần với việc soạn một giáo án giảng văn). + Phân tích như một bài nghị luận, phê bình văn học (Theo lối viết bình giảng tác phẩm).
14. Tập thuyết trình về một vấn đề tự chọn hoặc theo gợi ý của GV.
15. Làm tiểu luận về một vấn đề tự chọn hoặc theo gợi ý của GV.
16. Tập sáng tác thơ văn: Cụ thể là đặt lời mới cho dân ca, sáng tác ca dao mới theo công thức truyền thống, sáng tác truyện cười, ghép thành ngữ và tục ngữ thành một câu chuyện...
17. Tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa do GV bộ môn tổ chức: Chuyển thể và biểu diễn các tác phẩm dân gian, hát dân ca, múa dân gian, đố vui về VHDG, bình những bài ca dao ngắn, kể chuyện VHDG....
Buôn Ma Thuột, ngày 05-10-2009
Nguyễn Duy Xuân