Trang chủ

     

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Chạy hàm cấp tướng giá hơn 100 tỷ đồng; Xử vụ 5 công an dùng nhục hình: Đã có âm mưu "thí tốt"?

Hi_huu_phien_toa

Hi hữu phiên tòa bị hại kêu oan cho… bị cáo  
(Kienthuc.net.vn) - Hàng trăm bị hại la ó, bênh vực cho bị cáo vì cho rằng phán quyết của tòa là thiếu công tâm.

Đến 20h ngày 3/4, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Phòng giao dịch Tân Lợi - Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Đắk Lắk và UBND xã Hòa Thắng (TP Buôn Ma Thuột) mới kết thúc. Dù trước đó, HĐXX TAND tỉnh Đắk Lắk đã có 5 ngày nghị án, đến 16h ngày 3/4 mới bắt đầu tuyên án.
Điều lạ ở phiên tòa này là, ngay sau khi tòa tuyên bị cáo Bùi Thị Hồng Sen (34 tuổi), nguyên cán bộ tư pháp xã Hòa Thắng 6 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lập tức hàng trăm người có mặt tại phiên tòa với tư cách là người bị hại đã nhào lên la ó để phản đối phán quyết của HĐXX. Hàng trăm bị hại này cho rằng bị cáo Bùi Thị Hồng Sen bị oan.
Theo những người bị hại, vào thời điểm phạm tội, bị cáo Bùi Thị Hồng Sen đang là nhân viên thử việc tại xã Hòa Thắng nên cấp trên chỉ đạo sao thì bị cáo Sen làm vậy, không có quyền hạn gì để lợi dụng như truy tố của viện kiểm sát và phán quyết của tòa. “Cô ấy thực sự bị oan nhưng phải nhận 6 năm tù còn người sai cô ấy làm (ông phó Chủ tịch UBND xã Hòa Thắng - Phan Văn Thịnh) chỉ nhận 2 năm tù. Cô ấy làm gì có chức vụ mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, ông Trần Tài, một bị hại bức xúc.
Trong khi đó, khi vừa kết thúc phiên tòa, bị cáo Bùi Thị Hồng Sen chỉ nói được câu “đồng tiền làm mờ công lý” rồi ngất lịm.
Bị cáo Sen nói “đồng tiền làm mờ công lý” rồi ngất lịm.
Hàng trăm bị hại la ó phản đối phán quyết của tòa, kêu oan cho bị cáo Bùi Thị Hồng Sen
Theo cáo trạng, từ năm 2005-2009, Nguyễn Thị Hoa (44 tuổi), ngụ xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột, lợi dụng sự quen biết với cán bộ Phòng giao dịch Tân Lợi và cán bộ UBND xã Hòa Thắng nên đã nhận vay vốn, đáo hạn ngân hàng cho những người có nhu cầu. Để được Hoa vay vốn, những người này phải chi cho Hoa từ 5-10% tổng số tiền vay. Ngoài ra, Hoa còn lừa vay ké vào hợp đồng của hàng chục hộ dân rồi đổ nợ cho họ. Tổng số tiền Hoa đã lừa đảo, chiếm đoạt bằng nhiều hình thức của 58 hộ dân là 22,7 tỉ đồng.
Để Hoa thực hiện được hành vi phạm tội của mình là nhờ có sự giúp sức của các cán bộ ngân hàng, cán bộ UBND xã Hòa Thắng.
Các bị cáo tại tòa.
HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Thị Hoa tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các bị cáo nguyên cán bộ Phòng giao dịch Tân Lợi, gồm: Nguyễn Văn Nhân (45 tuổi, nguyên Tổ trưởng Tổ tín dụng) 6 năm tù; Trần Dũng (53 tuổi, nguyên cán bộ tín dụng) 7 năm tù; Đoàn Thị Thu An (48 tuổi, nguyên thủ quỹ) 7 năm tù, cùng về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và Trần Văn Lâm (54 tuổi, nguyên giám đốc) 2 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhóm bị cáo nguyên cán bộ UBND xã Hòa Thắng gồm: Nguyễn Công An (52 tuổi, nguyên cán bộ tư pháp) 5 năm tù; Bùi Thị Hồng Sen (34 tuổi, nguyên cán bộ tư pháp) 6 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Phan Văn Thịnh (48 tuổi, nguyên phó chủ tịch) 2 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Xử vụ 5 công an dùng nhục hình: Đã có âm mưu "thí tốt"?
Dân Việt - Đó là ý kiến của luật sư Nguyễn Văn Thắng (Đoàn luật sư Hà Nội) khi trao đổi với PV Dân Việt vào sáng nay (3.4).
Luật sư Nguyễn Văn Thắng nói: “Còn rất nhiều bí ẩn, bất ngờ trong vụ “5 công an dùng nhục hình”. Việc xét xử vừa qua của TAND TP.Tuy Hòa chỉ mới là "cày vỡ". Tôi tin tưởng Thành không có tội. Điều quan trọng là làm sao để chứng minh, vạch rõ ẩn ức về dấu hiệu thông đồng để “thí tốt” trong vụ án này”.
Theo luật sư Thắng: “Giám định viên nói chỉ thu mẫu 10 đầu ngón tay và mẫu máu của anh Kiều; trong lúc không thu mẫu phủ tạng, thì lấy gì để xét nghiệm, giám định? Còn giám định “tinh hoàn anh Kiều không tụ máu” thì lại trái với kết quả khám nghiệm đại thể là 2 tinh hoàn tụ máu; trong lúc mẫu tinh hoàn thì đã bị… hoại tử! Diễn biến vụ án, anh Kiều có 2 lần bị ngã từ ghế xuống đất, có vết tụ máu sau gáy và sây sát ở đầu; trước khi đến phòng điều tra tổng hợp, anh Kiều đã bị đánh, đá “bầm giập”; rất nhiều chi tiết đã không được cáo trạng đề cập. Quá trình giám định, điều tra đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật trầm trọng”.
“Vì sao lúc nạn nhân Kiều nguy kịch, lực lượng công an không đưa đến ngay nơi phương tiện đầy đủ là Bệnh viện Đa khoa Phú Yên, mà lại đưa đến Bệnh xá Công an Phú Yên, sau đó tử vong?”, luật sư Thắng đặt câu hỏi. Ông cũng cho hay “đang còn giữ một số chứng cứ rất quan trọng”.
Ông Nguyễn Văn Thân (cha ruột bị cáo Thành)
Ông Nguyễn Văn Thân (cha ruột bị cáo Thành).
Còn ông Nguyễn Văn Thân (57 tuổi, nguyên cán bộ công an, cha ruột bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành) thì cho biết: “Quan điểm của gia đình, nếu Thành có tội thì phải xử đúng pháp luật, nếu vô tội thì phải trả tự do. Lúc điện tôi vào nhận vật dụng của Thành, ông Lê Đức Hoàn (Phó Công an TP.Tuy Hòa) đã chia buồn với tôi; rồi cơ quan này đã đưa tôi 30 triệu đồng để “khắc phục hậu quả” nhưng gia đình không nhận. Tôi được biết, Công an TP.Tuy Hòa đã có 3 đợt vận động ngày lương được tổng cộng 180 triệu đồng để đưa cho 4 bị cáo (nguyên cán bộ Công an TP.Tuy Hòa) “khắc phục hậu quả”. Trước khi vụ án đưa ra xử, tôi đã có thông tin nghi ngờ về âm mưu thông đồng để Thành bị “thí tốt”!”.
Dự kiến, chiều nay (3.4), TAND TP.Tuy Hòa tuyên án vụ “5 công an dùng nhục hình”.

Chạy hàm cấp tướng giá hơn 100 tỷ đồng
TP - Hãng Reuters dẫn các nguồn tin thân cận lãnh đạo quân đội Trung Quốc nói rằng, một trong các tội trạng nghiêm trọng nhất của viên tướng tham nhũng Cốc Tuấn Sơn là mua quân hàm.
Cốc Tuấn Sơn đã chi 3,5 triệu euro (hơn 100 tỷ đồng) để “chạy” từ hàm đại tá lên thiếu tướng.
Thanh tra quân đội Trung Quốc cho biết, họ đã nắm được những sai phạm lớn nghi ngờ tham nhũng tại hai đại quân khu Bắc Kinh và Tế Nam, sau một cuộc điều tra kéo dài 3 tháng, báo South China Morning Post (Hong Kong) ngày 2/4 đưa tin.

60 tên côn đồ vác mã tấu diễu hành giữa phố, gặp ai chém nấy!
(NLĐO) - Do mâu thuẫn cá nhân, một tên côn đồ bị đối thủ dùng cây đánh vào đầu gây thương tích. Sôi máu thù hằn, y trốn viện rồi điện thoại huy động mấy chục đồng bọn tổ chức truy sát kẻ đánh mình.
Chiều 3-4, cơ quan điều tra Công an huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) xác định băng côn đồ cầm mã tấu truy sát người trên đường phố do Cái Hải Đăng (SN 1992, ngụ ấp 1, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa) cầm đầu.
Theo kết quả điều tra, khoảng 20 giờ ngày 31-3, xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân trước đó, Nguyễn Minh Tú (SN 1995, ngụ khu vực 1, Thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa) tìm gặp Đăng để nói chuyện. Vừa gặp nhau nói vài câu, Tú bất ngờ cầm đoạn cây đánh vào đầu Đăng gây thương tích khá nặng.
Đăng được đưa vào bệnh viện khu vực thị trấn Đức Hòa sơ cứu. Sau đó, Đăng điện thoại cho đồng bọn huy động 60 đối tượng đi 30 xe mô tô đến chở Đăng đi tìm Tú đánh trả thù. Cả nhóm la hét ầm ĩ, huơ mã tấu, dao, lưỡi lê và nhiều hung khí khác khi diễu hành qua một số đường phố ở trung tâm thị trấn.
Không gặp Tú để chém cho hả giận, cả nhóm côn đồ lao vào chém tới tấp anh Võ Hòa Hiệp (SN 1977, ngụ khu vực 3, Thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa) dù anh không có ân oán gì với nhóm côn đồ này. Dù nạn nhân bị chấn thương rất nặng và gục tại chỗ, một số tên tiếp tục chém vào đầu, vai anh Hiệp rồi mới bỏ đi. Say máu, bọn chúng tiếp tục truy sát những người chạy xe ngang qua. Một số người nhanh chóng chạy thoát, có người bị chém xây xát nhẹ.
Cuộc diễu hành của băng côn đồ kéo dài hàng giờ gây náo loạn cả trung tâm thị trấn. Công an Thị trấn Đức Hòa ở gần đó nhưng không kịp trở tay.

Chỉ có Việt Nam "bảo mật" tài sản quan chức?
VNN - Ở nước ta, rất nhiều quan chức lại có quan niệm coi tài sản, nhà cửa, đất đai là chuyện cá nhân, pháp luật phải có trách nhiệm "bảo mật". Vậy thì làm sao dân có thể tin?
LTS: Quan chức có nên/được/phải giàu hơn người dân không? Tài sản của những người đang/đã là lãnh đạo có cần được công khai minh bạch về nguồn gốc tài chính, người dân cần được tạo điều kiện hơn để thực hiện quyền giám sát của  mình... là nội dung trao đổi của GS.TS Đặng Hùng Võ với Tuần Việt Nam.
Người dân nổi giận là tất yếu
Có một thực tế là suốt thời gian qua, mỗi khi truyền thông đưa tin hình ảnh đất đai, nhà cửa, tài sản lớn của quan chức, người dân thường bày tỏ thái độ phản ứng. Ông lý giải ra sao về sự giận dữ đó?
Trên thực tế, chúng ta vẫn thấy nhân dân rất giận dữ mỗi khi nghe thông tin về sự giàu có của quan chức này hay quan chức khác, ngay cả khi họ chưa hiểu rõ ngọn ngành sự giàu có đó. Người dân ngay lập tức đã kết luận đó là do tham nhũng mà có.
Xét về lô-gíc tư duy, sự giận dữ đó là thiếu cơ sở. Việc ông lãnh đạo A hoặc B có ngần này cái nhà nhưng những cái nhà đó có thể do bố mẹ ông ta để lại; hoặc đó cũng có thể là tài sản mà ông ta tạo dựng được trước khi trở thành quan chức.
Nếu vậy thì việc ông ta có khối tài sản đó cũng có gì là sai đâu nhưng nhiều gười không bao giờ nghĩ như vậy, vẫn mỉa mai, vẫn ác cảm. Đó cũng là quy luật tất yếu thôi, vì người ta thấy cứ làm quan chức là giàu. Người dân mong đợi quan chức phải lo cho dân ngày càng giầu hơn nhưng họ nhìn thấy trên thực tế những hình ảnh khác với lý tưởng chính trị của chế độ ta: cán bộ là công bộc của dân.
Cứ nhìn các cán bộ ăn tiêu xa hoa thì họ bực mình là đương nhiên. Trên giấy tờ thì thu nhập chính thức của cán bộ không hơn người lao động bình thường bao nhiêu. Nhưng trên thực tế thì người lao động bình thường chỉ dám ăn bát bún dăm nghìn, nhưng một quan chức lại có thể đàng hoàng đi ô-tô xịn, ăn bát phở đặc biệt vài trăm nghìn.
Khi người dân nhìn thấy sự chi tiêu nhiều quá so với sự tằn tiện, eo hẹp của họ mà lại không được biết căn nguyên của sự giàu sang đó, thì việc họ nổi giận là tất yếu.