Trang chủ

     

Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

PHẦN 2 - VĂN HỌC 12 (Tiếp theo)

7. VIỆT BẮC
1. Hoàn cảnh sáng tác :
- Sau chiến thắng ĐBP, Hiệp định GNV được kí kết, hoà bình được lập lại, miền Bắc được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của CM được mở ra.
- VB suốt 15 năm qua (1940-1954) là cái nôi của CM, căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, là nơi gắn bó bao ân tình sâu nặng giữa cán bộ CM với quần chúng nhân dân.

- Tháng 10/1954 các cơ quan của TW Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính chất lịch sử này, TH sáng tác bài thơ VB. VB là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và là tác phẩm xuất sắc của nền VHVN thời kì kháng chiến chống Pháp.
2. Ý nghĩa nhan đề bài thơ : Việt Bắc - Việt Bắc là quê hương cách mạng:
- Trước cách mạng tháng Tám 1945: Việt Bắc là căn cứ địa CM, là nơi thành lập mặt trận Việt Minh ( 1941), nơi Ủy ban Dân tộc giải phóng toàn quốc được bầu ra, mở đầu cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
- Trong kháng chiến chống Pháp:Việt Bắc là chiến khu vững chắc, là thủ đô gió ngàn, nơi có cơ quan đầu não của Trung ương Đảng và Chính phủ ta lãnh đạo cuộc KC.
Việt Bắc không chỉ là nhan đề của bài thơ mà còn là nhan đề của cả một tập thơ.
3. Kết cấu bài thơ:
Việt Bắc được kết cấu theo lối đối đáp truyền thống trong ca dao, dân ca (lối hát giao duyên). Toàn bài có 150 câu, chia làm 2 phần:
- Phần 1 : 90 câu đầu là sự tái hiện một giai đoạn gian khổ nhưng vẻ vang của CM và KC ở chiến khu VB nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người (phần trích dẫn).
- Phần 2 : 60 câu còn lại nói lên sự gắn bó giữa miền xuôi và miền ngược trong một viễn cảnh hoà bình, tươi sáng của ĐN và kết thúc bằng lời thơ ngợi ca công ơn của HCT và Đảng đối với dân tộc.
4. Đoạn trích nằm ở phần đầu bài thơ. Những ý chính:
+Những kỉ niệm ân tình sâu nặng một thời gian khổ.
+Nhớ con người VB
+Nhớ cảnh VB trong bốn mùa.
+Nhớ chiến khu VB oai hùng.
+Trông về VB mà nuôi chí bền.
Bao trùm lên toàn bộ phần 1 là tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến, nhớ nhung giữa kẻ ở người đi.
Những câu lục bát cất lên như một bài hát giao duyên vào màn giã bạn. Cách xưng hô M-T, cách sử dụng từ ngữ hình ảnh quen thuộc của CDDC, tất cả tạo nên một không khí quyến luyến, mến thương, nán níu, như thể chực tràn nước mắt. Bao kỉ niệm về một thời gian khổ, hi sinh ở chiến khu hiện lên, từ khi CM còn trứng nước (mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù), những năm đầu kháng Nhật (thuở còn VM), những địa danh lịch sử gắn bó với CM tháng Tám (Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào) đến những năm KC chống Pháp “gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”. Cuộc sống, sinh hoạt và chiến đấu ở chiến khu tuy gian khổ thiếu thốn nhưng ấm ấp tình người, tình quân dân.
VB nghèo khổ nhưng gắn bó ân tình thuỷ chung với CM. Đoạn thơ cũng đã nói lên được sâu sắc nỗi nhớ, lòng biết ơn của tác giả, của cán bộ KC đối với thiên nhiên và con người VB.

8. ĐẤT NƯỚC
1. Tác giả:
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế trong một gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng.
- Học tập và trưởng thành trên miền Bắc. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm HN 1964. Tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam.
- Là tác giả tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ của những năm chống Mỹ.
- Sau 1975, tiếp tục hoạt động VN, giữ nhiều trọng trách trong Đảng và Nhà nước.
- Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2000
- Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (thơ, 1972), Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974), Cõi lặng (thơ, 2007)…
- Phong cách sáng tác: Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, giọng thơ trữ tình chính luận.
2. Tác phẩm:
- Trường ca MĐKV được hoàn thành ở chiến khu Trị -Thiên năm 1971. Xuất bản năm 1974. Cảm hứng và cấu tứ vận động theo quá trình thức tỉnh của thanh niên trí thức thành thị miền Nam trước thực tại đất nước, nhìn rõ bản chất của kẻ thù, thấu hiểu sức mạnh và vai trò của nhân dân, từ đó đề ra trách nhiệm cho thế hệ là phải đứng dậy tranh đấu, góp phần mình vào sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
3. Đoạn trích:
- Đoạn trích thuộc phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”, có tên là Đất Nước.
- Bố cục:
+ Phần I : 42 câu đầu (Làm nên ĐN muôn đời) : Đất nước được cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử văn hoá dân tộc, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian.
+ Phần II: 47 câu cuối : Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về đất nước: Đất nước của Nhân dân.
- Cảm nhận chung:
+Mượn hình thức trữ tình trò chuyện lứa đôi - vốn để trao gửi những tình cảm riêng tư, cá nhân để gửi gắm những tình cảm chung, lớn lao, thiêng liêng: tình yêu đất nước, tình cảm với nhân dân.
+Đoạn thơ kết tinh cái nhìn mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu: lịch sử, văn hóa, địa lý… quy tụ xung quanh một tư tưởng trung tâm: “Đất Nước của Nhân dân”.
+Giọng thơ trữ tình – chính luận: sâu lắng, thiết tha.
+Nghệ thuật: sử dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian nhuần nhị và sáng tạo.
Các nội dung cơ bản xung quanh đoạn trích “Đất nước” :
- Những khám phá mới mẻ về Đất Nước
- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.
- Chất triết lí, suy tưởng mang vẻ đẹp trí tuệ.
- Nghệ thuật sử dụng chất liệu văn hoá dân gian.

9. SÓNG
1. Tác giả:
- Xuân Quỳnh (1942-1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê Hà Tây, là một gương mặt thơ nữ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ.
- Thơ XQ in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói đầy cảm xúc của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường.
- Cách diễn tả chân thực, tự nhiên cùng với cách cấu tứ giản dị nhưng chắc gọn, sắc sảo đã giúp cho thơ XQ dễ đi vào tâm trí người đọc.
- Giải thưởng Nhà nước về VH và NT năm 2001
- Những tác phẩm chính: Hoa dọc chiến hào (1968), Gió lào cát trắng (1974), Hoa cỏ may (1989).
2. Tác phẩm:
- Sóng là một bài thơ xuất sắc của XQ về tình yêu, được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi vùng biển Diêm Điền, Thái Bình ngày 29-12-1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
- Sóng là tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ XQ và được xem là một trong những bài thơ tình hay nhất của thơ VN hiện đại. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn phụ nữ luôn chân thành, nồng hậu và dám trực tiếp bày tỏ khát vọng của mình trong tình yêu.
- Bài thơ có một âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, gợi ra các nhịp con sống liên tiếp gối nhau, lúc tràn lên sôi nổi, lúc êm dịu, lắng lại. Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, cùng với sự trở đi trở lại, bồi hoàn của hình tượng sóng đã tạo ra nhịp điệu và âm hưởng ấy. Nhưng sự mô tả nhịp điệu bên ngoài (sóng) là để diễn tả nhịp bên trong của tâm hồn: những đợt sóng của tình yêu khao khát, dào dạt, sôi nổi và da diết sâu lắng. Mượn sóng để nói khát vọng tình yêu, nhà thơ đã tìm được một hình tượng thật xác đáng và đẹp.
- Song song với hình tượng “sóng”, bài thơ còn có hình tượng “em”. Sóng là ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân của em. Hai nhân vật ấy phân đôi ra để soi chiếu vào nhau và cộng hưởng. Tâm trạng người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ mình hơn, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái xúc động, những khát khao mãnh liệt của lòng mình.

10. ĐÀN GHITA CỦA LORCA
1. Vài nét về tác giả Thanh Thảo:
a. Cuộc đời:
- Tên thật Hồ Thành Công, sinh năm 1946.
- Quê: Mộ Đức, Quảng Ngãi.
- Là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ trẻ thời chống Mỹ

b. Sự nghiệp sáng tác:
- Tác phẩm tiêu biểu: Những người đi tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ, Khối vuông Ru bích...
- Đặc điểm thơ Thanh Thảo: đậm chất triết luận, hướng tới những vẻ đẹp tinh thần của con người: nhân ái, bao dung, can đảm, trung thực, yêu tự do.
     Sau 1975, ông dành nhiều tâm huyết cho việc đổi mới thơ Việt,. tìm tòi thể nghiệm để làm mới hình thức biểu đạt của thơ. Dấu ấn sáng tạo của ông khá đậm nét ở loại thơ văn xuôi và trường ca.
2. Vài nét về tác phẩm:
a. Xuất xứ:
- Trích từ tập thơ “Khối vuông Rubic”, xuất bản năm 1985. Bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: luôn nhìn cuộc sống ở trạng thái mở, đa chiều; khước từ khuôn mẫu, lối biểu đạt dễ dãi; phong cách tượng trưng có màu sắc siêu thực...
b. Bố cục và chủ đề bài thơ:
- Đoạn 1: Lor-ca - một nghệ sĩ tự do và cô đơn (khổ thơ thứ nhất): Tái hiện hình ảnh Lor-ca như một người kị sĩ khao khát tự do và đơn độc trong cuộc chiến với chế độ chính trị độc tài đương thời ở Tây Ban Nha, đồng thời cũng thể hiện hình ảnh một người nghệ sĩ cách tân chống lại nền
nghệ thuật già nua, thiếu sinh khí.
- Đoạn 2: Cái chết oan khuất, đau đớn, đầy bi phẫn của Lor-ca (Khổ 2 và 3). Tập trung thể hiện giây phút Lor-ca "bị điệu về bãi bắn" và cực tả nỗi đau đớn, xót xa trước cái chết của người nghệ sĩ. Thủ pháp đối lập, các biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng triệt để nhằm khắc họa đậm nét ấn tượng về sự "kinh hoàng", nỗi đau đớn tột cùng của nhà thơ.
- Đoạn 3: Cuộc đời, tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca đi vào bất tử (phần còn lại của bài thơ): Khẳng định sức sống mãnh liệt của nghệ thuật Lor-ca, suy ngẫm về cuộc đời - cuộc hành trình, cũng như sự lựa chọn của Lor-ca (dấn thân hết mình cho sự nghiệp tranh đấu cho tự do và khát vọng cách tân, sáng tạo).
- Chủ đề: Nỗi đau xót và những suy tư về cái chết bi thảm của Phêđêri Garxia Lorca- nhà thơ thiên tài TBN.
c. Vài nét về Federico Garcia Lorca (1898 – 1936):
- Một thiên tài: nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu người Tây Ban Nha - đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỷ XX.
- Một nhân cách cao đẹp: nhà thơ hiện đại yêu nhạc dân gian, dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân, dám dũng cảm đấu tranh với một nền chính trị độc tài, nền nghệ thuật già nua, bảo thủ.
- Một số phận đầy oan khuất: kẻ thù tàn nhẫn lén thủ tiêu ông, nhiều người không hiểu hết sự hy sinh cao cả của ông.

11. NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
1. Tập tuỳ bút Sông Đà là tác phẩm tiêu biểu của NT sau Cách mạng tháng Tám. Đó là kết quả từ chuyến đi thực tế TB của nhà văn năm 1958. Tập tuỳ bút gồm 15 bài, tất cả đều tập trung ca ngợi thiên nhiên và con người TB bằng những hình tượng giàu sức hấp dẫn, những trang văn tài hoa, uyên bác, đậm đà cảm hứng lãng mạn trong sáng.
2. NLĐSĐ là bài tuỳ bút xuất sắc nhất trong tập Sông Đà. Áng văn ca ngợi con sông Đà và người lái đò sông Đà, thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước và niềm tin yêu dào dạt vào cuộc sống mới.

12. AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
1. Tác giả:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937, tại thành phố Huế, quê ở Triệu Phong, Quảng Trị.
- Tốt nghiệp ĐHSP Sài Gòn.
- Trong thời gian dạy học tích cực tham gia các phong trào yêu nước chống Mĩ - nguỵ. Năm 1966, thoát li lên chiến khu. Sau 1975, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực VN. Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2007.
- Là nhà văn có phong cách độc đáo, đặc biệt sở trường về bút kí, tuỳ bút. Bút pháp nghệ thuật: kết hợp nhuần nhuyễn trữ tình và chính luận, sử thi hóa cảm hứng lịch sử và khám phá chiều sâu văn hóa của đối tượng. Văn phong của ông có sức liên tưởng mạnh mẽ, tư duy khoáng đạt, ngôn ngữ trong sáng và tinh tế.
- Tác phẩm tiêu biểu: Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoa trái quanh tôi, Rất nhiều ánh lửa, Người hái phù dung…
2. Tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông?"
Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một thiên tuỳ bút đặc sắc, được tác giả viết ở Huế tháng 1-1981, in trong tập sách cùng tên.
Bố cục ba phần:
- Phần 1 nói về cảnh quan thiên nhiên của sông Hương.
- Phần 2 và 3 nói về phương diện lịch sử và văn hoá của sông Hương.
Đoạn trích này nằm ở phần một cộng với lời kết của toàn tác phẩm. Tuy nhiên đoạn trích không chỉ đề cập tới cảnh quan thiên nhiên sông Hương xứ Huế mà còn thấy được sự gắn bó với lịch sử và văn hoá của cố đô Huế. Nó tiêu biểu cho văn phong của HPNT.

13. HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
1. Tác giả
Lưu Quang Vũ (1948- 1988) quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức.
+ Từ 1965 đến 1970: Lưu Quang Vũ vào bộ đội và được biết đến với tư cách một nhà thơ tài năng đầy hứa hẹn.
+ Từ 1970 đến 1978: ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh.
+ Từ 1978 đến 1988: biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch và trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 với những vở đặc sắc như: Sống mãi tuổi 17, Hẹn ngày trở lại, Nàng Xi-ta, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta, Hai ngàn ngày oan trái, Hồn Trương Ba, da hàng thịt,…
Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận,… nhưng thành công nhất là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
2. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Vở kịch được Lưu Quang Vũ viết vào năm 1981, công diễn vào năm 1984.
- Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
- Truyện dân gian gây kịch tính sau khi Hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt dẫn tới "vụ tranh chấp" chồng của hai bà vợ phải đưa ra xử, bà Trương Ba thắng kiện được đưa chồng về. Lưu Quang Vũ khai thác tình huống kịch bắt đầu ở chỗ kết thúc của tích truyện dân gian. Khi hồn Trương Ba được sống "hợp pháp" trong xác anh hàng thịt, mọi sự càng trở nên rắc rối, éo le để rồi cuối cùng đau khổ, tuyệt vọng khiến Hồn Trương Ba không chịu nổi phải cầu xin Đế Thích cho mình được chết hẳn.
3. Đoạn trích là phần lớn cảnh VII và đoạn kết của vở kịch. Đây cũng là đoạn mà xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng sống trong tình trạng "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo", nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình, muốn thoát ra khỏi nghịch cảnh trớ trêu.
14. VỢ NHẶT
1. Tác giả:
- Kim Lân (1920- 2007) tên thật: Nguyễn Văn Tài. Quê: huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Xuất thân trong một gia đình nghèo khó. Ông chỉ được học hết bậc tiểu học. Ông vừa làm thợ vừa viết văn. Tham gia Hội Văn hoá cứu quốc từ năm 1944. Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
- KL là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông quan niệm văn chương “quí hồ tinh bất quí hồ đa”. Ông viết ít nhưng các tác phẩm của ông đều thuộc loại xuất sắc của nền văn xuôi VNHĐ.
- Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh nông thôn và người nông dân lam lũ, chịu thương chịu khó, gắn bó tha thiết với cách mạng. Ông am hiểu sâu sắc cảnh ngộ, nỗi lòng, tâm lí của người nông dân nghèo.
- Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962)
2. Tác phẩm:
a. Sự ra đời:
“Vợ nhặt” in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Tiền thân của truyện VN là truyện “Xóm ngụ cư”, được KL viết ngay sau Cách mạng tháng Tám, nói về nạn đói khủng khiếp 1945. Bản thảo chưa in, bị mất trong kháng chiến. Sau khi hoà bình lập lại 1954, những trăn trở về nạn đói 1945 thôi thúc ông viết lại thành truyện ngắn VN.
VN được đánh giá là truyện ngắn hay nhất của Kim Lân.
b. Ý nghĩa nhan đề:
Truyện hấp dẫn, cuốn hút người đọc ngay từ đầu bởi một nhan đề rất lạ: “Vợ nhặt”.
- Vợ nhặt: theo không, không cưới xin, lễ nghĩa.
- Trong hoàn cảnh nạn đói 1945, giá trị con người thật rẻ rúng, được đổi chác bằng bốn bát bánh đúc cộng với một lời nói tầm phào giữa đường giữa chợ.
- Lấy vợ là việc thiêng liêng, hệ trọng của một đời người mà lại như nhặt được một vật rơi vãi, lấm láp, như nhặt một cọng rơm, cái rác ngoài đường.
- Nhan đề truyện gợi mở tình huống éo le, độc đáo, gây tò mò cho người đọc, tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm.
c. Chủ đề:
Qua câu chuyện anh Tràng nhặt được vợ trong hoàn cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945, tác giả muốn nói lên vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng mạnh mẽ vào cuộc sống ở những thân phận đói nghèo, thảm hại.
NDX