Trang chủ

     

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2009

TỔNG HỢP ĐỀ THI TUYỂN SINH

TỔNG HỢP ĐỀ THI TUYỂN SINH
I. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
(PHẦN 1)

     Để giúp các em ôn tập tốt, chúng tôi tổng hợp đề thi tuyển sinh ĐHCĐ từ trước tới nay, khi các trường còn thi riêng cho đến khi thi theo đề chung của Bộ. Đây là bộ đề cơ bản, khái quát được kiến thức về các tác giả, tác phẩm... Những đề trùng lặp hoặc nội dung na ná nhau đã được lược bỏ. Đề sắp xếp theo tác giả từ Văn học 11 đến Văn học 12, từ nghị luận văn học đến nghị luận xã hội.

VŨ TRỌNG PHỤNG
1. Hãy kể vắn tắt sự nghiệp văn học của VTP ( 30 dòng).
2. Nghệ thuật trào phúng của VTP qua chương Hạnh phúc của một tang gia trong SĐ.
3. Cái chết của Cụ tổ và đám tang được kể trong đoạn trích HPMTG đáng khóc hay đáng cười? Vì sao? (ĐHSPV,99)
THẠCH LAM
1. Vì sao chị em Liên đêm đêm cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua? Thể hiện tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, tác phẩm muốn nói gì với người đọc?
2. Phân tích bức tranh đời sống phố huyện và tâm trạng của Liên ở cảnh thức đợi chuyến tàu đêm đi qua. Nêu ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm. (ĐHSPHN, 01)
3. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên. (CĐSPBG,2000)
4. Trong bóng đêm tràn ngập phố huyện ở truyện ngắn HĐT, anh chị thấy có những loại ánh sáng nào xuất hiện? Nhà văn đặc biệt quan tâm đến hai loại ánh sáng nào? Chúng được tả ra sao? Yù nghĩa của hai loại ánh sáng đó trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật Liên. (ĐHSPV,99)
5. Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện nghèo lúc chiều tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam . Tuyển sinh 2004 C
NGUYỄN TUÂN
1. Anh/chị hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân. Tuyển sinh 2004 D
2. Nguyễn Tuân kết thúc CNTT bằng cảnh sau: "Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh."
a. Có người nói đây là một cách kết thúc đặc biệt kì lạ, nó cũng là một cảnh tượng xưa nay hiếm. Ýù kiến của anh chị ?
b. Hãy giải thích cách kết thúc đó bằng hai cách:
- Nêu các tình tiết chính của cốt truyện dẫn đến tình tiết kết thúc.
- Trình bày những nét chủ yếu trong nhân cách của hai nhân vật người tù và quản ngục để thấy tính hợp lí của cách kết thúc ấy.
c. Từ những lí giải trên đây, hãy khái quát giá trị thẩm mĩ của cách kết thúc ấy. (ĐH Thăng Long, 01, ĐHSPVinh,00)
3. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện CNTT của NT. (6đ) ( ĐHDLFĐ, 97 – ĐHQGHN, 96 – ĐHLHN, 98 – CĐSPHN, 98 – ĐHCĐ, 96 - CĐSPNTMGTƯ,00 - ĐHAG, 01) - Tuyển sinh 2002 D.
4. Phân tích nhân vật QN. (ĐHQGHN-2001)
5. Phân tích ý nghĩa và tác dụng lời khuyên của HC: “Ta bảo thực đấy. Thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ơû đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi.” (CNTT) CĐSPTG,99)
6. Một trong những nét phong cách nghệ thuật của NT là nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Hãy phân tích nhân vật người lái đò trong NLĐSĐ để làm sáng tỏ nhận định trên. (ĐHQGHN-D-2001- ĐHBKHN,D,01- HVNH,D,01)
7. Phân tích hình tượng SĐ qua đó nêu lên những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. (HVQHQT, 01 - ĐHĐN, 01)
8. Phân tích nhân vật NLĐ trong NLĐSĐ. So sánh với nhân vật HC để thấy chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của NT trước và sau cách mạng. (CCĐSPHNội, 01)
9. Phân tích hình tượng NLĐSĐ và những nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật này của NT. TS 2003 C
HÀN MẶC TỬ
1. Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ Đây thôn Vĩ Giạ của Hàn Mặc Tử:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền?” ( ĐHQC, 96- ĐHTCKT, 96 – CĐSPHP,99 - HVNHàngHCM,00 - CĐSPHY,00 - ĐHSPHP, 01)
2. Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ ĐTVG thâït đẹp nhưng lại thấm đượm nỗi buồn da diết, bâng khuâng của HMT. Anh chị hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ điều đó. ( CĐSPHT,1998 – ĐHTN, 1999).
3. Bình giảng đoạn thơ trong bài ĐTVG: “Gió theo lối gió … có đậm đà” (ĐHHĐ,99 - ĐHHuế,00 - ĐHCĐ,00- ĐHDLPĐ,01)
4. Phân tích bài thơ ĐTVG. (HVCTQGHCM,99 – ĐHVHHN,99)
XUÂN DIỆU
1. Những nét chính trong sự nghiệp văn học của XD ( ĐHDLNN, HCM, 98), Tuyển sinh 2006D
2. Đặc điểm thơ XD? Hãy nêu những đóng góp của XD đối với nền văn học dân tộc? (PVBCTT)
3. Hãy phân tích sự cảm nhận về thời gian của XD qua đoạn thơ sau:
“ Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua.
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian.
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng khuâng tôi tiếc cả đất trời,
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi.
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…” (ĐHSPV,99)
4. Bình giảng:
"Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !" (CĐSPHTĩnh,00)
HUY CẬN
1. Phân tích bài thơ Tràng giang của HC: “…”
2. Phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ TG. (CĐSPNT,99)
3. Bình giảng (phân tích) bốn câu kết trong bài thơ TG của HC :
“ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
…..Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.( ĐHQGHCM,96-CĐSPHT,98 – CĐSPHY,99 - CĐSPQNinh,00 - CĐSPNA,00 - ĐHDLBD, 01- ĐHCSND, 01)
4. Bình giảng (phân tích) khổ thơ: “Sóng gợn tràng giang… lạc mấy dòng.” (ĐHDLĐĐHN,99 - CĐSPBG,00)
5. Trong bài thơ TG anh chị hãy liệt kê các hình ảnh thơ gợi cảm xúc về:
a. Cái bé nhỏ, bơ vơ, cô đơn, lạc lõng của con người.
b. Cái bao la, vô cùng, vô tận của vũ trụ. (ĐHSPV,99)
6. Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài TG của HC:
“ Lơ thơ cồn nhỏ…
… bến cô liêu.” (ĐHNNHN,99) - ĐHHĐ,99 thêm khổ: “sóng gợn … lạc mấy dòng”. - ĐHQGHN,00 - ĐHBK, Khối D,00 - CĐSPHTĩnh,00- ĐHDLĐ Đ, 01- ĐHSPV,01), TS 2003 C
NAM CAO
1. Nêu vắn tăùt sự nghiệp văn học của NC ( 30 dòng, 3đ) - ĐHSPV,00 - CĐSPPT,00 - CĐVHNT,HCM,00 - ĐHDLVL,01)
2. Trình bày quan điểm nghệ thuật của NC. Chứng minh rằng NC đã thực hiện triệt để những quan điểm ấy trong các sáng tác của mình. CĐSPHN, 98 – ĐHSPQN, 96).
3. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết về con người và sự nghiệp văn học của NC. (CĐSPKTum,00)
4. Phân tích ngắn gọn tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của NC trong ĐT. TS 2003 D
5. Phân tích bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong ĐT. (ĐHSPHP, 01) Qua đó anh chị làm rõ tư tưởng nhân đạo của NC (CĐSPĐN, 98 – ĐHQGHN,95 – ĐHĐN,99)
6. Nhận định về NC, sách Văn học II viết : “Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người.” Qua nhân vật Hộ, anh chị hãy chứng minh nhận định trên. (TS 2006C)
7. CP giết BK trong tình trạng tỉnh rượu hay say? Ý nghĩa cái chết của hai nhân vật CP và BK? (ĐHNT,1998)
8. Đoạn kết thúc truyện CP của NC là một bi kịch gợi nhiều xót xa. CP muốn trở lại làm người lương thiện mà không được. Trong cơn đau đớn tuyệt vọng, CP đã đâm chết kẻ thù là BK và tự kết liễu đơì mình.
Anh chị hãy nêu cảm nghĩ của mình về cảnh kết thúc truyện CP. (ĐHQGHCM,1997)
9. Phân tích diễn biến tính cách nhân vật CP từ lúc ở tù về cho đến khi giết BK. (ĐHHĐức,00)
10. Tác phẩm CP đã có những tên gọi như thế nào? Nhận xét về những tên gọi ấy. (CĐSPHTĩnh,00)
11. Sau lúc ở tù về nhân vật CP đã đến nhà Bá Kiến mấy lần? Anh chị hãy thuật lại một cách ngắn gọn và đầy đủ các lần CP đến nhà BK. Trong mỗi lần đó cần làm rõ:
Hoàn cảnh cụ thể, động cơ thúc đẩy CP đến nhà BK.
Từ đó anh chị hãy nêu môït vài suy nghĩ về giá trị của tác phẩm CP. (6đ) CĐSPNT,99)
12. Vì sao khi đã giết được BK, CP lại tự kết liễu đời mình? Từ bi kịch đó, hãy nêu lên giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả của truyện ngắn CP. (CĐSPHT, 1997)
13. Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn CP. (CĐSPBG,00)
14. Viết về nhân vật CP sách Giảng văn văn học VN có nhận xét: “Tình yêu của TN chẳng những đã thức tỉnh anh mà còn hé mở cho anh con đường trở lại làm người, trở lại cuộc đời , và anh hồi hộp hy vọng”( tr.418). anh chị hãy phân tích mối tình CP – TN để làm sáng tỏ nhận xét trên. (CĐSPPT,99)
15. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật CP từ buổi sáng sau khi gặp TN đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật này. (TS 2004)
NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
1. Nêu những nét chính về sự nghiệp văn học của NAQ - HCM. (CĐSPBG,98 – ĐHTN, 99 - HVQHQT,99 - ĐHTN,99 - CĐSPKTum,00- CĐSPPT, ĐHDLĐ Đ, 01 - ĐH Thăng Long, 01)
2. Nêu tóm tắt quan điểm sáng tác nghệ thuật của HCM. Chứng minh sự thể hiện quan điểm ấy trong các sáng tác văn học của Người. (HVNHHCM, 01)
3. Anh chị hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và giới thiệu vắn tắt nội dung tập thơ NKTT (Ngục trung nhật kí) của Chủ tịch Hồ Chí Minh (khoảng 30 dòng). Tuyển sinh 2002 D.
4. Tình cảm nhân đạo được biểu hiện trong NKTT của HCM. CĐSPPT,00)
5. Sách giáo khoa Văn 12 nhận định: “Có thể xem NKTT như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch HCM”. (Văn 12, NXBGDHN, 1992. Tr16).
Anh chị hãy trình bày cảm nhận của mình về bức chân dung con người tinh thần của Bác Hồ qua tập thơ NKTT.
6. Phân tích (bình giảng) bài thơ Chiều tối của HCM(CĐSPĐL, 96+97 -ĐHAN,00 - ĐHCThơ,00 - ĐHAG,00 - ĐHBK,00 - ĐHVHHN, 01 - ĐHCĐ, 01 - (CĐSPHN, 01)
7. Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ CT. (ĐHQGHN-2001 - ĐHĐN, 01)
8. Phân tích bài thơ Lai Tân
9. Với một lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bản Tuyên ngôn Độc lập của HCM được viết với một thái độ vừa khéo léo, vừa kiên quyết, lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Phân tích đoạn mở đầu (20 - 30 dòng) từ :"Tất cả mọi người… và quyền tự do.") để làm sáng tỏ điều đó. (ĐHTây Nguyên,00)
10. Nêu tóm tắt giá trị lịch sử, giá trị văn học của bản Tuyên ngôn độc lập. (TS 2006C)
11. Phân tích giá trị nổi bật của đoạn văn sau ở hai phương diện: nội dung tư tường và nghệ thuật lập luận: " Hỡi đồng bào cả nước, ….. . . Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. " (ĐHSPV,01)
12. Kết thúc bản TNĐL, Hồ Chủ tịch trịnh trọng tuyên bố: "Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy." Dựa vào những hiểu biết về TNĐL, hãy phân tích đoạn văn trên để làm sáng tỏ những tư tưởng lớn của Người. (ĐHAN, 01)
TỐ HỮU:
1. Nêu vắn tắt sự nghiệp văn học của TH (30 dòng) CĐVHNT,HCM,00)
2. Trình bày những ý chính trong phong cách nghệ thuật của TH. Tuyển sinh 2004 C
3. Anh chị hãy trình bày một cách ngắn gọn mà đầy đủ những hiểu biết của mình về nhà thơ TH và tập thơ VB của ông. (ĐSPHN, 97)
4. Bình giảng:
"Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ …
… Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son." (CĐSPPT,99 - ĐHAG, 01 - CĐBC Marketing, 01)
5.Bình giảng đoạn thơ sau trong bài VB:
"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy … nói gì hôm nay." (ĐHHuế,99)
6. Bình giảng đọan thơ sau đây trong bài thơ VB của TH:
“Ta về mình có nhớ ta
….Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”. (CĐSPĐL, 98 - ĐHQGHN,00 - ĐHAG,00 - ĐHHĐ
7. Phân tích giá trị nghệ thuật của đại từ "mình, ta" được TH sử dụng trong các dòng thơ sau: " Ta với mình, mình với ta… nghĩa tình bấy nhiêu." (CĐSPĐL,01)
8. Phân tích :"Mình đi có nhớ những ngày … Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa"… (CĐSPHTĩnh,00)
9. Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài VB. (CĐSPHDương,99)
10. Theo anh hoặc chị hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của nhà thơ TH giúp người đọc hiểu sâu sắc thêm về thi phẩm này ? TNPHTH 2003
QUANG DŨNG
1. Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tây Tiến của Quang Dũng :
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
… Anh bạn dãi dầu không bước nữa
… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
2. Phân tích (Bình giảng) đoạn thơ sau đây trong bài Tây Tiến của Quang Dũng :
“TT đoàn binh không mọc tóc
… Khúc độc hành”. (CĐSPĐL,99 - ĐHCThơ,99 - CĐSPKTum,99 - ĐHCNDLTĐThắng,00- ĐHHuế,D,01- ĐHDL DuyTân, 01 - ĐHANND, 01)
3. Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tây Tiến của Quang Dũng :
“ Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
… Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.” (ĐHTN,97 - ĐHAN,00 - ĐHSPQN,00- HVQHQT,01)
4. Bình giảng: "Rải rác biên cương … khúc độc hành." (ĐHQGHN,99)
5. Làm rõ vẻ đẹp bi tráng của người lính TT trong khổ thơ :"Rải rác biên cương … khúc độc hành." (CĐSPNA,00)
6. Bình giảng :"Người đi châu Mộc chiều sương ấy… hoa đong đưa". (ĐHCĐ,00-ĐHQGHN-D-01)-ĐHSPHN-01- ĐHBKHN-D-01- HVNH-D-01- ĐHLHN-01- ĐHNT, 01)
KIM LÂN:
1. Một trong những thành công về nghệ thuật của KL là thể hiện một cách chân thật và sinh động tâm lí nhân vật. Hãy phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ để chứng minh ý kiến trên. Qua đó làm nổi bật gía trị nhân bản của tác phẩm. (CĐSPPY,00)
2. Một trong những sáng tạo đặc sắc của KL trong truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. Hãy phân tích truyện Vợ nhặt để chứng minh ý kiến trên. (ĐHBP,00- ĐHMTHCM,01- ĐH Huế, 00)
3. Kể tóm tắt VN (15-20 dòng). Phân tích nội dung nhân đạo sâu sắc và cảm động của tác phẩm. (ĐHHĐ,99 - CĐSPHTĩnh,00)
4. Phân tích nhân vật vợ Tràng và nêu rõ vai trò nhân vật này trong việc góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác phẩm. (ĐHSPV,99 - ĐHCNDLTĐThắng,00)
5. Phân tích thân phận và diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong VN để làm nổi bật giá trị hiện thực sâu sắc và ý nghĩa nhân đạo cảm động của tác phẩm. (ĐHCĐ,99 - HVNH,HCM,00 - CĐSPHN, 01)
6. Hãy giải thích ý nghĩa tựa đề VN (CĐSPKG,99 - CĐSPBDương,00)
7. Anh chị hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn VN (Kim Lân). Tuyển sinh 2002 C
8. Phân tích ý nghĩa tư tưởng và giá trị đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn VN của KL.
9. Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ. (TS 2006D)
10. Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt
(Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa -
Nguyễn Minh Châu). Tuyển sinh 2009 C.
TÔ HOÀI:
1. Phân tích nhân vật M trong tác phẩm VCAP của TH. (CĐSPHN,98).
2. Phân tích quá trình diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật M trong cảnh đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài. (ĐHQGHN-01- ĐHBKHN,D,01- HVNH,D,01)
3. Phân tích nhân vật AP. (ĐHNNHN-01)
4. VCAP mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Qua nhân vật M hãy chứng minh nhận định trên. (ĐHHuế-01)
5. Nói đến giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học là nói đến lòng yêu thương, trân trọng con người, lên án sự áp bức, chà đạp lên quyền sống của con người trong xã hội. Bằng những hiểu biết về nhân vật M hãy làm sáng tỏ nhận định trên. (ĐHĐL, 01)
NGUYỄN TRUNG THÀNH
1. Nêu những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn RXN. (CĐSPTB,99)
2. Phân tích hình tượng nhân vật TN. Tính sử thi của truyện được thể hiện trong chủ đề, hình tượng nhân vật, bức tranh thiên nhiên và trong ngôn ngữ trần thuật? (CĐSPQNinh,99)
3. a . Vì sao NTT lại đặt tên cho câu chuyện về làng Xô Man (Tây Nguyên) đánh Mĩ là Rừng Xà nu?
b. Phân tích hình tượng cây XN trong truyện để chứng tỏ hình tượng này là sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn, góp phần quan trọng trong việc bộc lộ chủ đề của tác phẩm. (CĐSPHT,97).
4. Phân tích những vẻ đẹp khác nhau của các thế hệ người Tây Nguyên thời đánh Mĩ trong RXN. (ĐHSPV,00)
5. “Nghe rõ chưa các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”
Trong truyện ngắn RXN, tác giả NTT đã để cho nhân vật cụ Mết thiêùt tha nhắc đi nhắc lại những lời thiêng liêng đó.
Hãy bình luận về cái chân lí của thời đại đã được nhà văn nói lên qua những câu trên. Trong RXN, chân lí ấy đã được thể hiện ra sao qua kết cấu và hình tượng?
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
1. Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” đã được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ Đất nước ( trích Mặt đường khát vọng) của NKĐ?
2. Nêu và phân tích cảm nhận về Đất Nước của NKĐ ở đoạn sau (hoặc bình giảng) :
"Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần ĐN
Khi hai đứa cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang ĐN đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em ĐN là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên ĐN muôn đời…". (CĐSPTNguyên,99 - ĐHNN,00 - CĐSPPT,01)
3. Bình giảng:
"Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi vọng phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh.
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha.
Ôi Đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…"(ĐHQGHN,99 - CĐLĐ-XH,00)
4. Trong đoạn thơ ĐN, NKĐ viết:
“ … Đất nước này là đất nước Nhân dân
Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại.”
Có thể nói hai câu thơ trên đã thể hiện tập trung tư tưởng và cảm xúc bao trùm trong cả đoạn thơ ĐN. Anh chị cho biết vì sao và chứng minh nhận định ấy qua sự phân tích đoạn thơ.
5. - Bên kia sông Đuống
Quê hương ta …. Giấy điệp
- Những người vợ nhớ chồng…. Lối sống ông cha.
Phân tích hai đoạn thơ trên. Hai đoạn trích ấy có những nét gì chung và riêng trong cách cảm nhận về quê hương, đất nước của các tác giả? (TS 2006C)
XUÂN QUỲNH
1. Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của XQ. Anh chị cảm nhận được gì về tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này? (CĐSPNT-MGTƯ,00 - CĐSPBĐịnh,00)
2. Phân tích :
"Con sóng dưới lòng sâu,
Con sóng trên mặt nước,
Ôi con sóng nhớ bờ,
Ngày đêm không ngủ được.
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức". (CĐSPBG,00)
3. Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Sóng của XQ:
“Dữ dội và êm dịu
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.” ĐH Thái Nguyên,98 - CĐSPNA(Hãy nêu những nét độc đáo trong cảm nhận của XQ biểu hiện qua đoạn thơ trên),00)
4. Bình giảng :
Cuộc đời tuy dài thế Làm sao được tan ra
Năm tháng vẫn đi qua Thành trăm con sóng nhỏ
Như biển kia dẫu rộng Giữa biển lớn tình yêu
Mây vẫn bay về xa Để ngàn năm còn vỗ ( ĐHNN-01)
5. Sóng là bài thơ tình tiêu biểu của XQ, thể hiện một tâm hồn luôn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương, gắn bó. Hãy bình giảng đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên
"Con sóng dưới lòng sâu,
Con sóng trên mặt nước,
Oâi con sóng nhớ bờ,
Ngày đêm không ngủ được.
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương". (HVCTQG-01). Tuyển sinh 2002 C : bình giảng.
NGUYỄN HUY TƯỞNG
1. Bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu trùng đài.
NGUYỄN BÍNH
1. Phân tích bài thơ Tương tư.
2. Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
(Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao,
Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 55)
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12 Nâng cao,
Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 84). Tuyển sinh 2009 C
HOÀI THANH VÀ HOÀI CHÂN
1. Tiếng nói tri âm của Hoài Thanh với thơ mới 1932-1941 qua đoạn trích Một thời đại trong thi ca.
PHẠM VĂN ĐỒNG
1. Những phát hiện mới mẻ và sâu sắc về Nguyễn Đình Chiểu trong bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.
2. Phân tích cách tổ chức luận điểm của văn bản “Nguyễn Đình Chiểu, ngơi sao sáng trong bầu trời văn nghệ của dân tộc”.
THANH THẢO
1. Sáng tạo mới của Thanh Thảo trong Đàn ghita của Lorca.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
1. Chất thơ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?
NGUYỄN THI
1. Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (CĐSPBĐịnh,00)
2. Qua V và C hãy phân tích sự gắn bó làm một giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, tình cách mạng; giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm. (CĐSPNA,00)
3. Phân tích nhân vật Việt và nét đặc sắc về nghệ thuật của NĐCTGĐ. (ĐHHuế,99 - CĐVHNT,HCM,00)
NGUYỄN MINH CHÂU
1. Cách nhìn nhận cuộc sống và con người của NMC trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
2. Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt
(Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa -
Nguyễn Minh Châu). Tuyển sinh 2009 C.
3. Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Tuyển sinh 2009 D.
LƯU QUANG VŨ
1. Thông điệp LQV gửi đến người đọc qua Hồi 7 vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
NDX