Trang chủ

     

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2009

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
(Phần 1)

1. HAI ĐỨA TRẺ
1. Tác giả: Thạc Lam (1910-1942)
- Tên khai sinh: Nguyễn Tường Vinh- Nguyễn Tường Lân
- Xuất thân: Gia đình có truyền thống văn chương ( Thạch Lam là em ruột của 2 nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo)
- Ông bắt đầu viết văn, làm báo từ 1936. Ông là thành viên của Tự lực văn đoàn.
- Tác phẩm chính: Gió đầu mùa(1937), Nắng trong vườn(1938), Hà Nội 36 phố phường(tuỳ bút,1943)…
- Đề tài chủ yếu: cuộc sống cơ cực vất vả, bế tắc của những tầng lớp nghèo trong XH, những khía cạnh bình thường mà nên thơ của cuộc sống. Thế giới nhân vật trong sáng tác TL là những người nông dân nghèo, người làm thuê, làm mước, người buôn bán vặt vãnh, viên chức nhỏ…. Tất cả họ đều có đời sống cơ cực và bị vây bọc bởi môi trường sống ngưng đọng, tù túng.
- Phong cách nghệ thuật:
+ Truyện của TL giàu chất thơ, trữ tình nhưng đượm buồn. Ông chú trong khai thác thế giới nội tâm nhân vật một cách tinh tế với lời văn giản dị, trong sáng. Nhân vật của ông đều mang vẻ đẹp thanh cao, thuần hậu, ít suy tư, dằn vặt, đau đớn, ít được miêu tả trong quá trình tâm lí phức tạp.
+ Truyện của ông gần như không có cốt truyện mà vẫn hấp dẫn người đọc. Ngòi bút của ông đi sâu vào những trạng thái cảm xúc, cảm giác nhẹ nhàng, mơ hồ và tinh tế của con người. Hai yếu tố hiện thực và thi vị trữ tình đan cài, xen kẽ vào nhau, tạo nên nét đặc sắc trong phong cách NT của ông.
Ông là cây bút có biệt tài về truyện ngắn và có nhiều đóng góp đáng kể cho thể loại này.
2. Tác phẩm Hai đứa trẻ:
-Tác phẩm được trích trong tập truyện ngắn “ Nắng trong vườn”-1938
-Truyện mô tả cuộc sống nghèo đói của những con người nơi phố huyện nghèo, qua đó tác giả bày tỏ nỗi thông cảm sâu sắc đối với những kiếp người cùng khổ.
2. CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
1. Tác giả: Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ở Hà Nội, trong một gia đình nhà nho nghèo. Ông là nhà văn nổi tiếng của xuôi lãng mạn VN.
- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, có bản lĩnh, phong cách tài hoa độc đáo và là một nhà tùy bút số một của của Văn học Việt Nam thế kỷ XX.
- Ông tiếp cận đời sống ở góc độ văn hóa nghệ thuật vì thế ngòi bút phóng túng, sâu sắc thể hiện rất rõ cái tôi cá nhân.
2. Tác phẩm: “Vang bóng một thời”
Đây là tác phẩm tiêu biểu của NT trước CMT8. Tập truyện viết về những thú vui tao nhã đầy nghệ thuật ( uống trà trong sương, đánh bạc bằng thơ, thả thơ, thưởng hoa, …) của những nhà nho tài hoa bất đắc chí phải sống thời kì Hán học suy tàn,tây tàu nhố nhăng nhưng họ vẫn cố giữ thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn.
Đằng sau bức tranh phong tục ấy là tấm lòng yêu nước, sự trân trọng văn hóa cổ truyền của các nhà nho.
“Chữ người tử tù” được trích trong tập truyện Vang bóng một thời. Đăng trên tạp chí Tao đàn 1939 với nhan đề: Dòng chữ cuối cùng.
Chủ đề: ca ngợi những con người vẫn giữ được nhân cách cao đẹp dù rơi vào cảnh khốn cùng, nghiệt ngã.
3. HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
1. Tác giả: Vũ Trọng Phụng (1912-1939)
-Ông xuất thân trong một gia đình lao động nghèo.
-Ông là một nhà văn lớn, có vị trí đặc biệt trong dòng VH hiện thực phê phán trước CMT 8. Được coi là kiện tướng xuất sắc nhất của khuynh hướng tả chân đương thời.
-Vũ Trọng Phụng viết nhiều nhưng đặc biệt ông thành công ở hai lĩnh vực :
+Phóng sự: Ông được mệnh danh là vua phóng sự Bắc kỳ.
+Tiểu thuyết: Ông viết về những sự thực ở đời với giọng văn tráo phúng bậc thầy.
Nội dung: Là tiếng nói tố cáo mãnh liệt đối với chế độ bất công tàn bạo đã vùi dập quyền sống, đầu độc tâm hồn con người. Qua đó, ta thấy được khao khát của ông về một sự đổi thay của XH.
- Tác phẩm chính: Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Trúng số độc đắc (1938), Cạm bẫy người (1933, Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936)…
2. Tác phẩm “Số đỏ”:
-Số đỏ là cuốn tiểu thuyết có một không hai của VH thời kì 30-45. Được đánh giá là cuốn tiểu thuyết ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền VH nhân loại.(Ng Khải)
-Tác phẩm “Số đỏ” lên án một cách gay gắt XH tư sản thành thị Việt Nam đang đua đòi lối sống văn minh rởm theo cái gọi là phong trào Âu hóa đương thời. Cái xã hội tự nhận là văn minh, tiến bộ, cải cách ấy thực chất là một XH đồi bại, sống phè phỡn, dâm loạn, tất cả đều bịp bợm, lố lăng, chà đạp lên đạo lí làm người và thuần phong mĩ tục của dân tộc.
3. Đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia”:
-Xuất xứ: Thuộc chương thứ 15 của tác phẩm “Số đỏ”
-Bố cục: Gồm 2 phần:
+Từ đầu … của cụ cố Hồng : Nguyên nhân cái chết của cụ tổ.
+ Tiếp đến gây ra cho Tuyết vậy: Cảnh chuẩn bị đám tang và thái độ, hành động của tang chủ.
+Còn lại: Cảnh đưa đám.
-Chủ đề: Qua cảnh đám tang ở nhà cụ cố Hồng, tác giả đã vạch trần chân tướng nhố nhăng, sự giả dối của những kẻ mang danh là thượng lưu, quý phái, văn minh nhưng thực chất là cặn bã của XH tư sản ở nước ta trước CMT8.

4. NAM CAO

I. Vài nét về tác giả:
1. Cuộc đời: Nam Cao (1915 – 1951) tên thật là Trần Hữu Tri. Xuất thân trong một gia đình nông dân, ở làng Đại Hoàng – tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, Hà Nam.
- Bản thân: Ông là một trí thức nghèo, có tài, cuộc sống vất vả, ông rất cần cù và chịu khó.
- Học xong bậc thành chung, ông vào Sài Gòn giúp việc hiệu may, sau về quê thất nghiệp rồi lên Hà Nội dạy trường tư, làm gia sư…
- Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1936 với những trang viết đầy cảm xúc lãng mạn. Nhưng rồi hiện thực đau xót của cuộc sống XH đã hướng ngòi bút của ông sang khuynh hướng hiện thực.
- Năm 1943 ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc.
- Năm 1945 ông tham gia Tổng khởi nghĩa ở địa phương.
- Năm 1946 ông tham gia đoàn quân Nam tiến.
- Năm 1947 ông lên Việt Bắc làm công tác báo chí, tuyên truyền.
- Năm 1950 ông tham gia chiến dịch Biên giới.
- Tháng 11 năm 1951 ông hi sinh trên đường vào công tác vùng địch hậu liên khu Ba (bị địch phục kích bắt và giết gần bót Hoàng Đan, Ninh Bình).
2. Con người:
- Nam Cao là người có đời sống nội tâm phong phú, thường mang nặng tâm sự u uất, bất đắc chí, nỗi bi phẫn sâu xa của người trí thức giàu tâm huyết trước cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người thời nô lệ thực dân.
- Ông luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để vượt lên mình, cố thoát khỏi lối sống tầm thường, vị kỉ, khát khao vươn tới cuộc sống xứng đáng với danh hiệu một con người. Ông là người trí thức trung thực vô ngần như Tô Hoài đã nhận xét.
- NC là người có tấm lòng nhân hậu, chan chứa yêu thương, gắn bó sâu nặng ân tình với quê hương, nhất là với những người nghèo khổ bị áp bức. Đây là lí do dẫn NC đến với con đường nghệ thuật “vị nhân sinh” và tạo nên những tác phẩm thấm đượm tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
- Sau CM: NC dứt khoát từ bỏ con người cũ, lối sống cũ và quyết tâm cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt, trở thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ. Ngòi bút của ông vẫn trĩu nặng suy tư và đằm thắm yêu thương đối với những nhân vật máu thịt của mình giờ đây đang gánh lấy trách nhiệm của lịch sử: người nông dân, người trí thức cách mạng.
NC mãi mãi là một tấm gương cao đẹp của nhà văn-chiến sĩ.
II. Sự nghiệp văn học:
1. Trước cách mạng: sáng tác của NC với hai đề tài chính:
a) Người trí thức nghèo:
NC đã miêu tả hết sức chân thực cảnh nghèo khổ, sống giở, chết giở của những nhà văn nghèo, những giáo khổ trường tư, những học sinh thất nghiệp… Ông đặc biệt đi sâu vào những bi kịch tâm hồn của họ - bi kịch của những người trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão lớn và chân chính nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh XH ngột ngạt làm cho chết mòn, sống cuộc đời thừa. NC đã phê phán sâu sắc cái XH phi nhân đạo, bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời thể hiện sự đấu tranh bên trong của người trí thức TTS trước sự cám dỗ của lối sống ích kỉ, của môi trường xấu để cố vươn lên cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người (Sống mòn, Đời thừa, Trăng sáng).
b) Đề tài người nông dân:
NC chú ý tới những số phận hẩm hiu, bị ức hiếp nhiều nhất. Ông đặc biệt đi sâu vào nỗi thống khổ của những con người bị lăng nhục một cách độc ác, bất công, bị XH tước đoạt cả nhân hình lẫn nhân tính, tước đi quyền làm người. Ông lên tiếng kết án sâu sắc cái XH tàn bạo, đã tàn phá cả thể xác và linh hồn người nông dân, đồng thời bênh vực, khẳng định bản chất lương thiện đẹp đẽ của họ ngay cả khi họ bị vùi dập mất hết cả hình người, tính người (Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó).
-Mặc dù viết về đề tài nào đi nữa, điều mà NC đặc biệt quan tâm là nỗi đau đớn, day dứt trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, hủy hoại về nhân cách trong hoàn cảnh XH ngột ngạt đầu độc tâm hồn con người. Vì vậy nhiều tác phẩm của ông có ý nghĩa triết lí tiến bộ sâu sắc.
2. Sau CMT8:
NC lao mình vào tham gia công tác cách mạng và kháng chiến. Ông tự nguyện làm người cán bộ tuyên truyền vô danh của CM, trở thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa.
Các tác phẩm của ông lúc này như Nhật kí ở rừng (1948), Chuyện biên giới, và đặc biệt là truyện ngắn Đôi mắt là những thành công của đặc sắc của văn nghệ kháng chiến.
III. Quan điểm nghệ thuật:
1. Quan điểm NT vị nhân sinh: VC phải phản ánh chân thực đời sống, phục vụ đời sống của con người. Người cầm bút không được trốn tránh hiện thực, dù hiện thực ấy chẳng nên thơ chút nào. Trong Trăng sáng ông viết: “NT không cần phải là ánh trăng lừa dối; NT không nên là ánh trăng lừa dối; NT chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.
Thể hiện trong sáng tác: phản ánh chân thực bộ mặt thật XH:
- Giai cấp thống trị độc ác, nham hiểm (Bá Kiến)
- Đời sống cực khổ của người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh (Chí Phèo)
- Những tấn bi kịch của người trí thức TTS (Hộ)
2. Quan điểm hiện thực và nhân đạo: TPVH có giá trị không chỉ phản ánh sự thực đời sống mà còn phải có giá trị nhân đạo sâu sắc. “Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”(Đời thừa).
Thể hiện trong sáng tác:
- Lên án mạnh mẽ những thủ đoạn bóc lột, những hành vi tội ác cuả giai cấp thống trị.
- Bênh vực, bảo vệ nhân phẩm cho người lao động ngay cả khi họ có hình hài xấu xí, ngay cả khi họ bị hủy hoại nhân hình, nhân tính.
- Ca ngợi những tình cảm đẹp đẽ, cao thượng của con người(Hộ)
3. NC coi lao động NT là nghiêm túc, công phu, đòi hỏi người viết phải có lương tâm. Ông lên án gay gắt sự cẩu thả trong nghề văn: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Sự cẩu thả trong VC thì thật là đê tiện”.(Đời thừa)
Minh chứng: các tác phẩm của NC là mẫu mực của VC.
4. NC coi VHNT là lĩnh vực hoạt động đòi hỏi sự tìm tòi, sáng tạo không ngừng: “VC không cần đến những người thợ khéo tay. Làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. VC chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có…”(ĐT)
Minh chứng: thành công của ông ở hai mảng đề tài nói trên.
Đó là những quan điểm nghệ thuật tiến bộ, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
IV. Phong cách nghệ thuật:
NC là một nhà văn có phong cách độc đáo:
- Ông là nhà văn có sở trường về diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật. Đặc biệt thành công trong việc phân tích những trạng thái tâm lí phức tạp, dở say dở tỉnh, mấp mé ranh giới giữa cái thiện và cái ác, giữa con người và con vật, …
- NC là nhà văn có giọng điệu riêng: Buồn, chua chát, dửng dưng, lạnh lùng mà đầy thương cảm, trĩu nặng suy tư và đằm thắm yêu thương. Do đó, ông rất thành công trong sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm.
- Cốt truyện thường là những vấn đề đơn giản nhưng lại đặt ra được những vấn đề quan trọng về cuộc sống và con người.
V. Tổng kết:
-NC xứng đáng là nhà văn xuất sắc của VH hiện thực VN.
-Sáng tác của ông có ảnh hưởng tích cực đến người đọc và người cầm bút.
5. CHÍ PHÈO
1. Tác giả: Nam Cao (xem mục 4)
2. Tác phẩm: Chí Phèo
a. Sự ra đời của tác phẩm:
-Tác giả dựa vào những cảnh thật, người thật ở làng Đại Hoàng (quê của tác giả) rồi hư cấu thêm để viết tác phẩm
-Tên truyện:
+1940: Truyện có tên “Cái lò gạch cũ”(Đây là nơi lần đầu tiên phát hiện ra Chí và là hình ảnh kết thúc tác phẩm)
+1941: Truyện có tên “Đôi lứa xứng đôi”( Lê văn Trương : một nhà văn nổi tiếng lúc ấy thay đổi để hợp với thị hiếu của người đương thời và cũng có ý nghĩa khái quát một chủ đề trong truyện: Mối tình kì lạ Chí Phèo - Thị Nở).
+1946: Truyện có tên “Chí Phèo” (do chính NC thay đổi khi in truyện này vào tập truyện Luống Cày năm 1946. NC lấy tên nhân vật trung tâm để đặt tên truyện).
- Tóm tắt bố cục:
+ Đoạn mở đầu: Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi càn.
+ Cuộc đời của Chí từ lúc còn nhỏ đã bị bỏ rơi, lớn lên làm canh điền cho nhà Bá Kiến, khoẻ mạnh, hiền lành. Bị Bá Kiến vu oan đẩy vào tù, rồi ra tù trở thành kẻ lưu manh.
+ Chí đến nhà Bá Kiến gây sự nhưng bị lão Bá Kiến khôn ngoan hóa giải và trở thành tay sai cho hắn. Từ đó cuộc đời C chìm đắm trong những cơn say và tội lỗi.
+ Chí thức tỉnh trong tình yêu và sự chăm sóc của thị Nở.
+ Bị từ chối tình yêu và khát vọng trở lại làm người, Chí tuyệt vọng, uất ức đi đòi lương thiện. Giết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.
Tác phẩm CP xuất hiện là một hiện tượng đột xuất khi các tác giả lớn như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố đã dừng lại ở đề tài nông thôn. Dựng lên bức tranh xã hội ở nông thôn VN trước cách mạng, NC trước hết tập trung làm nổi bật xung đột giai cấp gay gắt giữa bọn địa chủ cường hào với nông dân bị áp bức bóc lột. Mâu thuẫn đối kháng đó không gì có thể dung hoà được cho dù cả khi người nông dân bị đẩy vào tình trạng tha hoá, biến chất.
b. Nét sáng tạo của NC ở truyện ngắn này là ông đã thể hiện sâu sắc bi kịch của người nông dân bị đẩy vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hoá và tồn tại bằng con đường lưu manh. Ông không đi sâu vào cảnh sưu cao thuế nặng, một nỗi thống khổ mà người nông dân trước cách mạng phải gánh chịu (như Tắt đèn) mà đi sâu vào phương diện: người ND bị xã hội tàn phá, huỷ hoại cả nhân hình lẫn nhân tính do đó bị phủ nhận giá trị và tư cách làm người. Nỗi thống khổ của CP là ở chỗ, C bị XH rạch nát cả bộ mặt người, cướp đi linh hồn người để rồi bị loại ra khỏi XH, phải sống kiếp sống tối tăm của thú vật.
Hình tượng CP là điển hình cho sự huỷ diệt nhân tính trong cái xã hội độc ác, không cho con người được sống kiếp người.
6. ĐỜI THỪA
1. Tác giả: Nam Cao (xem mục 4)
2. Tác phẩm: Đời thừa
- Truyện ngắn Đời thừa đăng Tiểu thuyết thứ bảy, số 490 ngày 4-12-1943
- ĐT là truyện về một nhà văn nghèo bất đắc chí. Nhưng với NC, ông không chỉ phản ánh nỗi cơ cực vì nghèo túng của người trí thức mà còn xoáy sâu vào bi lịch tinh thần của họ.
Cốt truyện của ĐT khá đơn giản. Chuyện xảy ra trong một không gian hẹp: hai vợ chồng trí thức tiểu tư sản, có va chạm vì cảnh nghèo, nhưng không gay gắt, không biến cố đáng kể. Song từ những chuyện dường như tầm thường trong gia đình ấy, NC đã dặt ra những vấn đề mang ý nghĩa XH, nhân sinh to lớn, sâu sắc, có sắc thái triết học.
Xung đột truyện chỉ là xung đột gay gắt, dai dẳng ở trong nội tâm nhân vật. Nhưng rộng ra, đó cũng chính là xung đột không thể điều hoà giữa con người và cái XH thù địch với con người. Hộ được xây dựng không phải bằng khắc hoạ tính cách, cá tính độc đáo mà bằng cách đi sâu vào đời sống nội tâm, làm nổi bật bi kịch tinh thần của người trí thức như anh.
- Thông qua bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo, tác phẩm toát lên lời kết án cái XH nặng nề, ngột ngạt đương thời đã tước đoạt giá trị, ý nghĩa sự sống và đầu độc tâm hồn, phá hoại nhân cách con người; không cho con người được sống cuộc sống tử tế xứng đáng là cuộc sống con người.
Từ chiều sâu của tác phẩm, vút lên tiếng kêu thống thiết: phải thay đổi cái cuộc đời ngột ngạt này đi để cứu lấy con người, cứu lấy sự sống. Đó là ý nghĩa tích cực của truyện ngắn ĐT.
7. VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
( Trích kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng)
1. Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng (1912- 1960):
Xuất thân trong gia đình nhà nho, quê ở làng Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội. Sớm tham gia cách mạng, hoạt động trong các tổ chức văn nghệ của Đảng. Ông có thiên hướng sáng tác về đề tài lịch sử với hai thể loại tiểu thuyết, kịch.
Đặc điểm văn phong của ông giản dị, trong sáng, thâm trầm, sâu sắc.
Ông đã được tặng Giải thưởng HCM về VHNT 1996.
Tác phẩm tiêu biểu:
+ Kịch: Bắc Sơn (1946), Vũ Như Tô (1941), Những người ở lại (1948).
+ Tiểu thuyết lịch sử: An Tư (1945), Đêm hội Long Trì (1942), Sống mãi với thủ đô (1961), Kí sự Cao-Lạng.
+ Truyện lịch sử thiếu nhi: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung, An Dương Vương xây thành ốc…
2. Tác phẩm: Vũ Như Tô
- Thể loại : bi kịch lịch sử.
Thể kịch mà xung đột kịch được tạo dựng từ những mâu thuẫn không thể giải quyết được, mọi khắc phục mâu thuẫn đều dẫn đến “sự diệt vong những giá trị cao cả”.
- Thời điểm sáng tác: viết năm 1941.
- Nội dung tác phẩm ghi lại những sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 -1517 dưới thời Lê Tương Dực.
- Kết cấu ban đầu của tác phẩm gồm 3 hồi (đăng trên tạp chí Tri Tân sau đó tác giả sửa lại thành vở kịch 5 hồi năm 1943-1944).
- Nhân vật chính Vũ Như Tô, một kiến trúc sư, một nghệ sỹ chân chính, gắn bó với nhân dân, có khát vọng lớn lao về nghệ thuật.
- Kết thúc: Bi thảm, nhưng mang ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi tính nhân văn của mỗi người (liên hệ Rômêô và Giuliét (Kịch của U.Sếch-xpia).
3. Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”:
Vị trí: ở hồi V, hồi cuối của tác phẩm (Một cung cấm), gồm IX lớp. Đặc điểm: Xung đột đỉnh điểm:
Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ lầm than và bọn hôn quân bạo chúa cùng các phe cánh của chúng.
Mâu thuẫn giữa lí tưởng, khát vọng của người nghệ sĩ chân chính với hiện thực bất công: triều đình thối nát, nhân dân nghèo khổ, ngu muội; giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.
8. XUÂN DIỆU
I. Vài nét về cuộc đời:
- Xuân Diệu tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu(1916- 1985), sinh ngày 2.2.1916 tại vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, Bình Định(Quê mẹ). Quê gốc ở xã Trảo Nha(nay là Đại Lộc), Can Lộc, Hà Tĩnh:
Quê cha Hà Tĩnh đất hẹp khô rang
Đói bao thuở, cơm chia phần từng bát
Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát
Bình Định lúa xanh ôm bóng tháp Chàm
(Cha đàng ngoài Mẹ ở đàng trong).
- XD mở đầu sự nghiệp văn chương và nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam bằng hai tập thơ : Thơ thơ(1938) và Gửi hương cho gió(1945).
- Năm 1944, XD tham gia phong trào Việt Minh. Sau cách mạng tháng Tám, ông hăng hái hoạt động văn nghệ phục vụ hai cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất tổ quốc. Ông đã từng là đại biểu Quốc hội, UVBCH Hội nhà văn VN nhiều khoá liền(1957-1985). Năm 1983, ông được bầu làm Viện sĩ thông tấn viện HLNT Cộng hoà Dân chủ Đức(Đông Đức cũ).
- Ông đã được tặng các giải thưởng: giải thưởng của Hội nhà văn VN (1954-1955 cho tập thơ Ngôi sao), giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT, đợt 1-1996.
- Sau nửa thế kỉ lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi, XD đã có những cống hiến to lớn cho nền VH nước nhà. Ông xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn của dân tộc ở thế kỉ 20.
II. Những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến thơ văn XD
1. Quê hương và gia đình:
- Lớn lên ở một vùng quê biển có nhiều cảnh sắc thiên nhiên đẹp, đặc biệt là ngọn gió nồm(Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát) và những con sóng biển “như hôn mãi ngàn năm không thoả, bởi yêu bờ lắm lắm em ơi”.
- Thừa hưởng và học được những đức tính cần cù, chăm chỉ của cha-ông đồ xứ Nghệ. Ở XD, học tập, rèn luyện và lao động sáng tạo vừa là một quyết tâm khắc khổ, vừa là một lẽ sống, một niềm say mê lớn.
- Là con vợ lẽ, sớm phải sống xa mẹ, thường bị hắt hủi... nên Xuân Diệu luôn mặc cảm, luôn khát khao tình thương và sự cảm thông của người đời.
2. Thời đại – con người:
- Là trí thức Tây học, XD chịu ảnh hưởng và hấp thụ nhiều văn hoá Pháp nhưng đồng thời cũng thừa hưởng văn hoá truyền thống phương Đông(văn hoá Hán học) từ cha mình. Thơ ông có sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại, Đông và Tây trong tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ.
- Thời đại XD sống có nhiều biến cố dữ dội: Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong đó Cách mạng tháng Tám là cái mốc hết sức quan trọng đánh dấu sự thay đổi lớn lao trong cảm hứng sáng tạo của XD.
- XD tích cự tham gia CM từ trước 1945. Sau CM trải qua nhiều công việc nhưng công việc chính có sự cống hiến lớn lao nhất cho dân tộc là sáng tác văn học.
III. Sự nghiệp văn học
A. Trước CM tháng Tám 1945
1. Về thơ:
Xuân Diệu nổi tiếng như một nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới từ năm 1937.
a. Các tập thơ chính:
Thơ thơ(1937), Gửi hương cho gió(1945)
a. Đặc điểm nổi bật của thơ Xuân Diệu trước cách mạng 1945.
- Thể hiện khát khao giao cảm với đời và khẳng định cái tôi cá nhân:
Với XD, thơ là phương tiện giao cảm với đời-cuộc đời trần thế-một cách trực tiếp và linh diệu nhất. Ông muốn thả những mảnh hồn sôi nổi và tinh tế của mình để tìm đến những tâm hồn bè bạn ở mọi phương trời, mọi thế hệ, mọi thời khắc...(Vội vàng, Tình mai sau)
Trong niềm khát khao giao cảm ấy, XD muốn khẳng định cái tôi chói lọi của mình: Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối, Còn hơn buồn le lói suốt trăn năm(Giục giã). Tuy chưa có định hướng rõ rệt nhưng đấy là một quan niệm sống tích cực của chàng trai trẻ XD trong biển người vô danh “mờ mờ nhân ảnh”.
- Thơ XD thoát khỏi hệ thống ước lệ của thơ cũ thời trung đại:
Với XD đó là một sự “thoát xác” thật trọn vẹn. Thiên nhiên, con người nơi trần thế trong cặp mắt xanh non và biếc rờn đầy vui sướng của XD thật gần gũi, đáng yêu:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơ mởn
...
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!(Vội vàng)
Một thế giới ngây ngất, tình tứ và tràn đầy sức sống như thế càng giục giã con người-nhà thơ sống hết mình với nó:
Sống toàn tim, toàn trí, sống toàn hồn
Sống toàn thân và thức nhọn giác quan(Thanh niên)
Thời gian một đi không trở lại. Với XD, mùa xuân, tuổi xuân là đẹp nhất. Cho nên không thể dửng dưng mà phải vội vàng, giục giã để sống hết mình cho sự sống, tận hưởng mọi hương sắc mà tạo hoá ban cho con người. Với một hồn thơ yêu đời, yêu sống như vậy, XD đã thổi vào thơ mới một luồng gió nồng nàn, sôi sục ít có trong thơ ca truyền thống.
- Tình yêu là nội dung xuyên suốt thơ XD. Bởi tình yêu đối với ông là niềm giao cảm mãnh liệt nhất, sâu sắc, toàn vẹn nhất, rất trần thế và cũng rất cao thượng, là đòi hỏi vô biên, là khát khao tuyệt đích và vĩnh viễn.
Bởi khát khao này mà nhà thơ đã sáng tạo tận lực, mời gọi sự đồng cảm trong mỗi bạn đọc. Cũng bởi khát khao này mà Xuân Diệu luôn đòi hỏi sự hoà quyện tuyệt đối:
Trong say sưa anh sẽ bảo em rằng
Gần thêm nữa thế hãy còn xa lắm
Luôn vội vàng gấp gáp sống:
Không cho dài thời tuổi trẻ nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần taắm iại
Còn trời đát những chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.
Với nhà thơ dường như tất cả sự giao hoà là chưa đủ, như không tìm thấy cho mình một người yêu trọn vẹn, một chốn bình yên. Không ít lần Xuân Diệu thốt lên:
Lòng anh là một cơn mưa lũ
Lại gặp lòng em là chiếc là khoai.
Ông hoàng của thơ tình cũng đã chán nản khi yêu:
Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều nhưng nhận chả bao nhiêu
Người ta giận hoặc hờn ghen chẳng biết.
Tuy nhiên, do hoàn cảnh riêng của nhà thơ, hầu hết những bài thơ tình của ông là nỗi đau của một trái tim đắm say, nồng nhiệt mà không được đền đáp xứng đáng, là cảm giác cô đơn, giá lạnh trước thái độ nhạt nhẽo của người đời.
- Về nghệ thuật, thơ XD vừa truyền thống vừa hiện đại. Thơ ông vẫn kế thừa và phát huy cái nhạc điệu, linh hồn của thơ ca truyền thống. Tuy nhiên, thơ ông chịun ảnh hưởng sâu sắc của thơ ca hiện đại phương Tây: tăng cường khả năng diễn đạt, nâng cao tính nhạc, mài sắc giác quan của nhà thơ… Kinh nghiệm Đông-Tây, truyền thống và hiện đại đã giúp một hồn thơ khát khao giao cảm với đời như XD khám phá ra được những biến thái tinh vi của cuộc sống tự nhiên và con người.
Tóm lại, thế giới thơ XD là một thế giới nghệ thuật đầy xuân sắc và tình tứ trong đó chuẩn mực của cái đẹp không phải là thiên nhiên mà là con người-con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Điều đó đã khiến XD sáng tạo ra được những hình ảnh mới mẻ, độc đáo, đẹp một cách khoẻ khoắn và đầy sức sống(Tháng giêng được so sánh với cặp môi thiếu nữ: tháng giêng ngon như một cặp môi gần, hàng liễu được so với hình ảnh người thiếu nữ)
2. Văn xuôi:
XD đã để lại những trang văn xuôi đáng gọi là kiệt tác. Văn của ông giàu chất thơ trữ tình, cảm hứng lãng mạn là chủ đạo nhưng cũng có những trang viết nghiêng về cảm hứng hiện thực (Toả nhị kiều). Tác phẩm tiêu biểu: Phấn thông vàng (1939, bút kí, truyện ngắn), Trường ca (1945, tuỳ bút)
B. Sau cách mạng tháng tám 1945.
1. Về thơ:
- Hồn thơ XD hoà nhập vào cuộc sống lớn sôi động của nhân dân. Ông say sưa viết về Tổ quốc, nhân dân, về Đảng, Bác Hồ, về hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, về sự nghiệp xây dựng đất nước với một tinh thần lạc quan sôi nổi.
Tình cảm công dân là nét nổi bật trong sáng tác của ông. Tập thơ Riêng-Chung ra đời đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng sâu sắc và vững chắc của XD với tư cách là một nhà thơ cách mạng.
Chủ đề tình yêu vẫn được ông tiếp tục nhưng có sự gia công hơn về kĩ thuật và sự thay đổi về chất. Vẫn là tình yêu muôn thuở, đắm say tuy không còn sôi sục như thời tuổi trẻ. Nếu như trước kia, ông nói đến sự xa cách cô đơn, thì nay ông nói nhiều đến sự ấm áp, sum vầy chung thuỷ, sự gắn bó hoà hợp với mọi người, với cuộc sống mới.
- Các tác phẩm chính: Ngôi sao, Riêng chung, Cầm tay, Mũi Cà Mau.
2. Về văn xuôi:
Sau CM, XD viết nhiều, viết khoẻ với nhiều thể loại như truyện ngắn, tuỳ bút, dịch thơ... nhưng đặc biệt xuất sắc là nghiên cứu, phê bình văn học. Ông để lại 16 tập NCPB về các nhà thơ, nhà văn cổ điển cũng như hiện đại; giúp độc giả muôn đời sau cảm nhận được giá trị nhân văn nhân bản ở những thiên tài bất tử của dân tộc như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh...
IV. Những đóng góp của XD đối với nền văn học Việt Nam hiện đại
XD trước hết là một nhà thơ lớn của dân tộc. Đóng góp của ông đối với sự phát triển của nền VHVNHĐ là to lớn, đáng khâm phục:
- Về nội dung tư tưởng:
Thơ ông đem đến cho thi đàn VN một nguồn cảm hứng mới, một quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ mới mẻ, một cái tôi giàu bản sắc(VD: quan niệm mới về tình yêu).
- Về nghệ thuật:
Thơ ông đổi mới trong cách cảm nhận và diễn đạt, làm cho câu văn, câu thơ hiện đại hơn, làm phong phú hơn ngôn ngữ nghệ thuật và sự phát triển của tiếng Việt.
XD là một tấm gương sáng trong lao động nghệ thuật, sáng tạo không ngừng, luôn luôn vượt lên mình để chiếm lĩnh những đỉnh cao của văn học.
V. Kết luận.
Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới trước 1945.
Xuân Diệu là nhà thơ luôn khát khao giao cảm với đời, có ý thức mãnh liệt về cái tôi cá nhân.
Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt, có đóng góp lớn cho thơ ca hiện đại và nghiên cứu phê bình văn học hiện đại.
9. VỘI VÀNG
1. Tác giả: Xuân Diệu (xem mục 8)
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
“ Vội vàng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám. Bài thơ được in trong tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu - xuất bản năm 1938.
b. Thể loại :
Thể thơ trữ tình, tự do (kết hợp thơ ngũ ngôn và thơ mới tám tiếng, thơ tự do; vần chân liền, cách; vần bằng - vần trắc xen kẽ).
c. Bố cục bài thơ có thể chia làm 3 phần:
- 13 câu đầu: Là sự thể hiện tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
+ 4 câu đầu: ước muốn của nhà thơ trước cuộc sống.
+ 7 câu tiếp: Cảm nhận thiên đường mặt đất.
-16 câu tiếp: Sự băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước quy luật của tạo hoá.
- Còn lại: Lời giục giã và tình yêu cuộc sống vội vàng của nhà thơ.
d. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
- VV thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, niềm khao khát giao cảm mãnh liệt với đời, mong muốn khám phá những vẻ đẹp diệu kì của trần thế để được hưởng thụ, đắm chìm trong nó của một hồn thơ trẻ tuổi muốn sống hết mình cho sự sống. Bài thơ là một trong những thi phẩm mang đậm dấu ấn tâm hồn Xuân Diệu với những hình ảnh mới lạ, độc đáo; thể hiện một cảm quan nghệ thuật rất đẹp rất nhân văn, một giọng thơ sôi nổi, dâng trào và lôi cuốn, hấp dẫn. Có chất xúc giác trong thơ. Cách dùng từ rất bạo, cách cấu trúc câu thơ, đoạn thơ rất tài hoa. VV tiêu biểu nhất cho “Thơ mới”, thơ lãng mạn 1932-1941, được xem là “tuyên ngôn” về cuộc sống, thể hiện một trái tim yêu đời thiết tha với sự sống và lòng ham sống mãnh liệt của nhà thơ.
10. ĐÂY THÔN VĨ GIẠ
1. Tác giả: Hàn Mặc Tử (1912-1940)
- Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ lỗi lạc nhất của phong trào Thơ mới (1932-1941). Với 28 tuổi đời (1912-1940), ông để lại cho nền thơ ca dân tộc hàng trăm bài thơ và một số kịch thơ.
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm. Ông cũng đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sỹ này. Ông được Phan Bội Châu giới thiệu bài thơ Thức khuya của mình lên một tờ báo. Sau này, ông được một suất học bổng đi Pháp nhưng vì quá thân với Phan Bội Châu nên đành đình lại. Ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp, năm ông 21 tuổi.
Đến Sài Gòn, ông làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận. Khi ấy, Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và ông quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người.
Năm 1936, ông mắc bệnh phong - một căn bệnh nan y thời đó. Đây là thời điểm tạo nên bước ngoặt trong thơ ông. Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn và mất tại nhà thương phong Qui Hoà khi mới 28 tuổi.
- HMT là một hồn thơ mãnh liệt và có sức sáng tạo đặc biệt nhưng luôn quằn quoại, đau đớn. Ông là tác giả tiêu biểu cho “trường phái thơ loạn”, xa lạ với đời thực. Tuy nhiên, ông cũng có những bài thơ tuyệt mĩ và trong trẻo lạ thường khi viết về thiêưn nhiên, đất nước và con người như Mùa xuân chín, Đây thôn Vỹ Giạ… Thơ ông thể hiện niềm khát khao cuốc sống, tình yêu và nỗi buồn với nhiều cung bậc, sắc màu khác nhau. Căn bệnh hiểm nghèo và sự thất vọng trong tình yêu là những nguyên nhân tạo nên âm hưởng buồn trong thơ ông.
- Các tác phẩm: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý, Cẩm châu duyên, Duyên kì ngộ…
2. Tác phẩm
“Đây thôn Vĩ Giạ” là một trong số những tác phẩm nổi tiếng của ông. Bài thơ rút trong tập “Thơ điên” xuất bản năm 1940, sau khi nhà thơ qua đời. Bài thơ nói rất hay về Huế, về cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, về con người xứ Huế, nhất là các cô gái duyên dáng, đa tình, đáng yêu – tình yêu thơ mộng say đắm, lung linh trong ánh sáng huyền ảo. Bài thơ giãi bày một nỗi niềm bâng khuâng, một khao khát về hạnh phúc của thi sĩ đa tình, có nhiều duyên nợ với cảnh và con người Vĩ Giạ.
11. TRÀNG GIANG
1. Tác giả: Huy Cận(1919-2005)
Nhà thơ Huy Cận, tên thật là Cù Huy Cận quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Trước CM tháng Tám là một nhà Thơ Mới lãng mạn nổi tiếng. Với giọng thơ rất riêng, ông đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới 1930-1945. Thơ ông giai đoạn này mang nỗi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên.
Các tập thơ tiêu biểu: Lửa Thiêng, Vũ trụ ca, Kinh cầu tự…
Sau cách mạng tháng Tám là một trong những người lãnh đạo nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam. Hồn thơ của ông đã trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động.
Các tập thơ tiêu biểu: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Hạt lại gieo,…
Thơ Huy Cận thường hàm súc, giàu chất triết lí, đậm phong vị thơ Đường.
Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam hiện đại.
Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 1996.
2. Bài thơ Tràng giang
Tràng giang là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu của Huy Cận.
Bài thơ được viết mùa thu năm 1939 (in trong tập Lửa Thiêng). Bố cục: gồm 4 khổ thơ
Khổ 1: Khung cảnh sông nứơc mênh mông,bất tận.
Khổ 2: Cảnh cồn bến hoang vắng trong nắng chiều. Khổ 3: Cảnh bèo trôi, bờ xanh hoang vắng.
Khổ 4: Tâm sự nhớ quê và nỗi niềm mong tìm chỗ nương tựa của nhà thơ.
Vẻ đẹp thiên nhiên nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy Cận, được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ "Tràng Giang". Đây là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng tám. Bài thơ in trong tập "Lửa thiêng". Cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mông sông nước mùa lũ. Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng, nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định. Mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài thơ vừa có nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến cho người đọc.
12. TƯƠNG TƯ
1. Tác giả: Nguyễn Bính(1918-1966)
Ông quê ở làng Thiện Vịnh, Vụ Bản, Nam Định. Mồ côi mẹ từ nhỏ, cha lấy vợ kế. Lưu lạc nhiều nơi, vừa dạy học vừa làm thơ kiếm sống. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động ở Nam bộ, làm tuyên huấn và văn nghệ. Năm 1954 tập kết ra Bắc, tiếp tục hoạt động VN và làm báo ở Hà Nội rồi Nam Định. Ông được tặng giải thưởng HCM năm 2000.
NB làm thơ từ năm 13 tuổi. Năm 1937 ông đoạt giải thưởng của Tự lự văn đoàn với tập thơ Tâm hồn tôi. Thơ ông kế thừa và phát huy cao độ truyền thống thơ ca dân tộc nhất là thể thơ lục bát nên đã đem đến cho thơ mình một vẻ đẹp chân quê, đồng thời thể hiện sâu sắc nỗi bất an của một tâm hồn vốn thiết tha với những giá trị cổ truyền mà bấy giờ đang có nguy cơ mai một. Vì thế mà cảnh sắc và con người trong thơ ông đều thấm đượm tình quê và phảng phất hồn xưa đất Việt.
Các tác phẩm tiêu biểu: Lỡ bước sang ngang(1940), Mười hai bến nước(1942), Gửi người vợ miền Nam(1955), Đêm sao sáng(1962)…
2. Tác phẩm: Tương tư
Năm 1939, Nguyễn Bính viết “Tương tư”, in trong tập “Lỡ bước sang ngang” xuất bản tại Hà Nội, năm 1940. Với 20 câu thơ lục bát, Nguyễn Bính đã có một cách nói riêng về nỗi nhớ, nỗi buồn tương tư. Chàng trai đa tình, mơ mộng khắc khoải chờ mong và thương nhớ cô gái “chung làng” với một tình yêu chưa được đáp đền… nên mới tương tư như thế. Nỗi tương tư buồn dịu ấy được đặt vào một khung cảnh bình dị, đáng yêu của hương đồng gió nội thuần khiết, trong sáng như một mối tình đan díu xưa cũ trong bài hát giao duyên thuở nào.
Yêu lắm nhớ nhiều mà không được “người tình” đáp lại, không được gặp mặt người yêu thì mới tương tư, mang nỗi buồn tương tư. “Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều – Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang” (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du).
NDX