Trang chủ

     

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Trường Cao đẳng Sư phạm Đắc Lắc
Khoa: Xã hội – Nhân văn
Tổ bộ môn: Ngữ Văn
1. Thông tin về giảng viên:
1.1. Họ tên giảng viên 1: Nguyễn Duy Xuân
Chức danh, học hàm, học vị: CN, Giảng viên
Thời gian, địa điểm làm việc: Thứ 2.
Tại: Văn phòng Khoa Xã hội – Nhân văn, Trường CĐSP Đắc Lắc, số 349 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc.
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Duy Xuân, Bộ môn Ngữ Văn, Khoa Xã hội – Nhân văn, Trường CĐSP Đắc Lắc, số 349 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc.
Điện thoại: CQ: 05003 852678; NR: 05003 812249; DĐ: 0907730415
Email: Email:duyxuann@yahoo.com.vn
Websiter: http://nguyenduyxuan.blogspot.com/
1.2. Họ tên giảng viên 2 Chức danh, học hàm, học vị:

2. Thông tin về môn học:
a. Tên môn học: Tiếng Việt thực hành
b. Mã số môn học:
c. Số tín chỉ: 2
d. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
- Nghe giảng lý thuyết: 20 giờ tín chỉ
- Bài tập: 04 giờ tín chỉ (tích hợp trong giờ dạy lí thuyết)
- Thảo luận: 06 giờ tín chỉ (tích hợp trong giờ dạy lí thuyết)
- Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ tín chỉ
đ. Yêu cầu đối với môn học: Giảng đường, máy chiếu...
3. Mục tiêu môn học:
3.1. Kiến thức: - Nắm vững các kiến thức cơ bản về tiếng Việt: văn bản, xây dựng văn bản, từ, câu, chính tả.
3.2. Kĩ năng: - Kĩ năng tạo lập, phân tích văn bản, kĩ năng dùng từ đặt câu, kĩ năng viết chính tả. - Làm việc theo nhóm, tự học và tự nghiên cứu.
3.3.Thái độ: - Tiếp thu kiến thức một cách chủ động bằng việc tích cực tham dự bài giảng, tự tìm và đọc tài liệu, cập nhật thông tin, chuẩn bị và tham gia các thảo luận chuyên đề. - Yêu quí, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần gồm hai chương
Chương I: Rèn kĩ năng xây dựng văn bản, kĩ năng phân tích, thuật lại văn bản, chủ yếu là văn bản khoa học, gắn với hoạt động dạy học và nghiên cứu của sinh viên hiện nay cũng như sau này khi ra trường công tác. Chương này gồm 5 bài:
Bài mở đầu: Tiếng Việt và bộ môn Tiếng Việt thực hành
Bài 1: Khái quát về văn bản
Bài 2: Phân tích một tài liệu khoa học
Bài 3: Thuật lại nội dung tài liệu khoa học
Bài 4: Xây dựng một tài liệu khoa học
Chương II: Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu, kĩ năng viết chính tả, nâng cao trình độ sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Chương này gồm 3 bài:
Bài 1: Chữa các lỗi thông thường về câu
Bài 2: Chữa các lỗi thông thường về từ
Bài 3: Chính tả và phiên âm tiếng nước ngoài
5. Tài liệu học tập.
1. Tiếng Việt thực hành, Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh, NXBGD 2003
2. Tiếng Việt thực hành, Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng, NXBGD – 1998
3. Tiếng Việt, tập 1,2,3, NXBGD - 1998
4. Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Trần Ngọc Thêm, NXBGD – 2000
5. Rèn luyện ngôn ngữ, tập 1,2, Phan Thiều, NXBGD - 1998

6. Chính sách đối với môn học
6.1. Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học). 6.2. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. 6.3. Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng. 6.4. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học.
7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học
1. Tinh thần thái độ học tập(đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng: 1điểm(10%)
2. Bài tập và thảo luận: 1điểm(10%)
3. Kiểm tra giữa môn: 2điểm(20%)
4. Thi hết môn: 6điểm(60%)
5. Tổng: 10 điểm(100%)
8. Đề cương chi tiết học phần:

MỞ ĐẦU
TIẾNG VIỆT VÀ BỘ MÔN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
(1tiết)

I. Khái quát về tiếng Việt
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt(Kinh), đồng thời cũng là tiếng phổ thông của tất cả các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt nam.
2. Tiếng Việt đã và đang đảm nhiệm các chức năng xã hội trọng đại
II. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
1. Truyền thống quí trọng và bảo vệ, phát triển tiếng nói của ông cha.
2. Chúng ta ngày nay phải có tình cảm yêu quí và thái độ trân trọng tiếng nói và chữ viết của dân tộc.
3. Sử dụng tiếng Việt theo các chuẩn mực và sáng tạo.
4. Tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố ngôn ngữ bên ngoài
III. Mục tiêu và nhiệm vụ của môn TVTH

CHƯƠNG I: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VĂN BẢN(20 tiết/15LT, 5TH)

Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN

I. Văn bản là gì
1-Khái niệm văn bản
2-Khái niệm đoạn văn
II. Những yêu cầu khi tạo lập văn bản
1-Văn bản phải đảm bảo tính mạch lạc và liên kết
2-Văn bản phải có mục đích giao tiếp thống nhất
3-Văn bản phải có một kết cấu rõ ràng
4- Văn bản phải có một phong cách ngôn ngữ nhất định

Bài 2: PHÂN TÍCH MỘT TÀI LIỆU KHOA HỌC

I. Tìm ý chính của một đoạn văn
1-Thế nào là ý chính
2- Phương pháp tìm ý chính
II. Tìm hiểu cách lập luận trong đoạn văn
1-Khái niệm lập luận
2-Các kiểu lập luận trong đoạn văn
3-Các phương thức liên kết câu trong đoạn văn:
III. Phân tích bố cục và lập luận của văn bản khoa học:
1-Bố cục của một tài liệu khoa học
2-Tái tạo lại đề cương văn bản khoa học

Bài 3: THUẬT LẠI NỘI DUNG TÀI LIỆU KHOA HỌC

I. Tóm tắt một tài liệu khoa học
1-Mục đích yêu cầu của việc tóm tắt tài liệu khoa học
2-Một số cách tóm tắt thường sử dụng
3-Một số nguyên tắc khi tóm tắt
II. Tổng thuật các tài liệu khoa học
1-Mục đích yêu cầu
2-Phương pháp tổng thuật
III. Trình bày lịch sử vấn đề
1-Mục đích yêu cầu
2-Cách trình bày phần lịch sử vấn đề nghiên cứu

Bài 4: XÂY DỰNG MỘT TÀI LIỆU KHOA HỌC

I. Khái quát về xây dựng văn bản
II. Tạo lập văn bản – Một tài liệu khoa học
1-Định hướng văn bản
2-Lập đề cương nghiên cứu
3-Viết thành văn bản
4-Sửa chữa hoàn thiện văn bản
III. Kỹ thuật trình bày một luận văn khoa học
1-Khái quát về luận văn khoa học
2-Phương pháp tiến hành luận văn khoa học
Kiểm tra: 1t

CHƯƠNG II: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐẶT CÂU- DÙNG TỪ- CHÍNH TẢ(10 tiết/5LT, 5TH)

Bài 1: CHỮA CÁC LỖI THÔNG THƯỜNG VỀ CÂU

I. Những yêu cầu về câu trong văn bản
1-Câu cần cấu tạo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt
2-Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa
3-Sử dụng dấu câu hợp lý
4-Câu cần có liên kết chặt chẽ với các câu khác trong văn bản
II. Một số lỗi câu sai thường gặp
1-Câu sai về cấu tạo ngữ pháp
2-Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận
3-Câu sai về dấu câu
4-Câu sai về mạch lạc và liên kết câu trong văn bản
III. Một số thao tác rèn luyện về câu
1-Mở rộng và rút gọn câu
2-Thay đổi trật tự và lựa chọn trật tự các từ, các thành phần câu
3-Chuyển đổi các kiểu câu và cách diễn đạt

Bài 2: CHỮA LỖI THÔNG THƯỜNG VỀ DÙNG TỪ

I. Hệ thống hoá những kiến thức về từ
1. Khái niệm về từ
2-Các bình diện của từ
3-Từ trong mối quan hệ với giao tiếp và văn bản
II. Những yêu cầu chung khi sử dụng từ trong văn bản
1-Đúng âm thanh và hình thức cấu tạo
2-Đúng về nghĩa
3-Đúng về đặc điểm ngữ pháp
4-Thích hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản
5-Đảm bảo tính hệ thống của văn bản
6-Tránh lặp từ, thừa từ không cần thiết và bệnh sáo rỗng công thức
III. Một số thao tác dùng từ và trau giồi vốn từ
1- Lựa chọn từ ngữ
2- Thay thế từ ngữ
3- Sáng tạo trongviệc sử dụng từ ngữ

Bài 3: CHÍNH TẢ VÀ PHIÊN ÂM TIẾNG NƯỚC NGOÀI

I. Nguyên tắc chính tả tiếng Việt
1. Khái niệm chính tả
2. Nguyên tắc chính tả tiếng Việt
II. Các cách rèn luyện và sửa chữa lỗi chính tả
1. Ghi nhớ mặt chữ của từng từ
2. Luyện phát âm đúng chuẩn
3. Tìm hiểu và vận dụng các mẹo luật chính tả
4. Sử dụng từ điển chính tả
III. Luyện chữa các lỗi chính tả thường gặp
1. Các lỗi vi phạm các qui định trong hệ thống chữ Quốc ngữ
2. Các lỗi do ảnh hưởng của phát âm địa phương
3. Các lỗi vi phạm về qui tắc viết hoa
IV. Qui định về viết hoa
1-Mục đích viết hoa
2-Quy tắc viết hoa tên riêng
V. Viết các từ ngữ, thuật ngữ tiếng nước ngoài
1-Giữ nguyên dạng chữ viết ở ngôn ngữ gốc
2-Dịch nghĩa các thuật ngữ
3-Chuyển tự
4-Phiên âm

Buôn Ma Thuột, tháng 9-2009
Nguyễn Duy Xuân