Trang chủ

     

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

12 ĐẠI TƯỚNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

 
12 ĐẠI TƯỚNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Đại tướng là cấp quân hàm sĩ quan quân đội cao cấp nhất trong Quân đội nhân dân Việt Nam với cấp hiệu 4 ngôi sao vàng.


Theo quy định hiện hành, quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam do Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia ký quyết định phong cấp.

Đến nay, Quân đội nhân dân Việt Nam đã có 12 quân nhân được phong quân hàm Đại tướng. Trong đó, có 02 quân nhân được đặc cách phong quân hàm Đại tướng không qua các cấp trung gian là Võ Nguyên Giáp (1948) và Nguyễn Chí Thanh (1959).

1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013)
Năm thụ phong: 1948.
Quê quán: Quảng Bình.
Bí danh: Văn, Sáu.
Chức vụ cao nhất: Phó Thủ tướng Chính phủ (Hội đồng Bộ trưởng); Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: ủy viên Bộ Chính trị khóa II, III, IV.
Danh hiệu khác: Người Anh cả của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, Huân chương Sao vàng.

2. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914 -1967)
Năm thụ phong: 1959.
Quê quán: Thừa Thiên - Huế.
Bí danh: Trường Sơn.
Chức vụ cao nhất: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: ủy viên Bộ Chính trị khóa II, III.
Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng (truy  tặng).

3. Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002)
Năm thụ phong: 1974.
Quê quán: Hà Nội.
Bí danh: Lê Hoài
Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bô Quốc phòng (1980-1986).
Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: ủy viên Bộ Chính trị (03/1972) khóa IV, V, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984-1986).
Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng.

4. Đại tướng Hoàng Văn Thái (Hoàng Văn Xiêm) (1915 -1986)
Năm thụ phong: 1980.
Quê quán: Thái Bình.
Bí danh: An, Mười Khang, Quốc Bình, Thành...
Chức vụ cao nhất: Tổng Tham mưu trưởng (1945 -1953), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1974 - 1986).
Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: ủy viên Ban Chấp hành Trung ương các khóa III, IV và V.
Danh hiệu khác: Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên, Huân chương Sao vàng (truy tặng 2007).

5. Đại tướng Chu Huy Mân (Chu Văn Điều) (1913-2006)
Năm thụ phong: 1980.
Quê quán: Nghệ An.
Bí danh: Vũ Chân, Lê Thế Mỹ, Trần Thanh Lạc, Hai Mạnh.
Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1981-1986).
Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam.  Ủy viên Bộ Chính trị khóa IV, V.
Danh hiệu khác: Đại tướng có tuổi Đảng cao nhất (vào Đảng năm 1930), Huân chương Sao vàng.

6. Đại tướng Lê Trọng Tấn (Lê Trọng Tố) (1914 -1986)
Năm thụ phong: 1984.
Quê quán: Hà Nội.
Bí danh: Đội Tố, Ba Long.
Chức vụ cao nhất: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tổng Tham mưu trưởng (1980-1986).
Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương các khóa IV và V.
Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng (truy tặng năm 2007).

7. Đại tướng Lê Đức Anh (Sinh năm 1920)
Năm thụ phong: 1984.
Quê quán: Thừa Thiên - Huế.
Bí danh: Sáu Nam.
Chức vụ cao nhất: Chủ tịch nước (1992-1997).
Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Ủy viên Bộ Chính trị khóa V, VI, VII, VIII.
Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng.

8. Đại tướng Nguyễn Quyết (Nguyễn Tiến Văn) (Sinh năm 1922)
Năm thụ phong:  1990.
Quê quán: Hưng Yên.
Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa IV, V, VI (ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI).
Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng.

9. Đại tướng Đoàn Khuê (1923-1998)
Năm thụ phong: 1990.
Quê quán: Quảng Trị.
Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1991-1997).
Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: ủy viên Bộ Chính trị khóa VI, VII, VIII.
Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng (truy tặng năm 2007).

10. Đại tướng Phạm Văn Trà (Sinh năm 1935)
Năm thụ phong: 2003.
Quê quán: Bắc Ninh.
Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1997-2006).
Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX.
Danh hiệu khác: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

11. Đại tướng Lê Văn Dũng (Lê Văn Nới) (Sinh năm 1945)
Năm thụ phong: 2007.
Quê quán: Bến Tre.
Chức vụ cao nhất: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2001-2011)
Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, X.

12. Đại tướng Phùng Quang Thanh (Sinh năm 1949)
Năm thụ phong: 2007.
Quê quán: Hà Nội.
Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2006 - nay).
Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI
Danh hiệu khác: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG QUA CÁC THỜI KỲ

1.  Bộ trưởng Chu Văn Tấn (1945-1946).
2. Bộ trưởng Phan Anh (1946).
3. Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp (1946-1947; 1948- 1980).
3. Bộ trưởng Tạ Quang Bửu (1947-1948).
4. Bộ trưởng Văn Tiến Dũng (1980-1986).
5. Bộ trưởng Lê Đức Anh (1987-1991).
6. Bộ trưởng Đoàn Khuê (1991-1997).
7. Bộ trưởng Phạm Văn Trà (1997-2006).
8. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh (2006-nay).
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng)

TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

1. Đại tướng Hoàng Văn Thái (1945-1953).
2. Đại tướng Văn Tiến Dũng (1953-1978).
3. Đại tướng Lê Trọng Tấn (1980-1986).
4. Đại tướng Lê Đức Anh (1986-1987).
5. Đại tướng Đoàn Khuê (1987-1991).
6. Thượng tướng Đào Đình Luyện (1991-1995).
7. Đại tướng Phạm Văn Trà (1995-1997)
8. Trung tướng Đào Trọng Lịch (1997-1998)
9. Đại tướng Lê Văn Dũng (1998-2001)
10. Đại tướng Phùng Quang Thanh (2001-2006)
11. Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên (2006-2010)
12. Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ (2010-nay)

CHỦ NHIỆM TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

1. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1950-1961).
2. Thượng tướng Song Hào (1961-1976).
3. Đại tướng Chu Huy Mân (1977-1986).
4. Đại tướng Nguyễn Quyết (1987-1991).
5. Thượng tướng Lê Khả Phiêu (1991-1998).
6. Thượng tướng Phạm Thanh Ngân (1998-2001).
7. Đại tướng Lê Văn Dũng (2001-2011).
8. Thượng tướng Ngô Xuân Lịch (2011-nay).

CÁC CHIẾN DỊCH TIÊU BIỂU CỦA QUÂN VÀ DÂN TA TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC

A. Một số chiến dịch tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp:

1. Chiến dịch Việt Bắc (07/10 - 20/12/1947).
2. Chiến dịch Bắc Quảng Nam (15/7 - 26/9/1952).
3. Chiến dịch Sông Thao (19/5-18/7/1949).
4. Chiến dịch Sông Lô (29/4 - 31/5/1949).
5. Chiến dịch Lê Lợi (25/11/1949 - 30/01/1950).
6. Chiến dịch cầu Kè (07-26/12/1949).
7. Chiến dịch Lê Hồng Phong I (07/02 - 15/3/1950).
8. Chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (15/3 - 30/4/1949).
9. Chiến dịch Biên Giới (16/9 - 14/10/1950).
10. Chiến dịch Bến Cát II (07/10 - 15/11/1950).
11. Chiến dịch Trần Hưng Đạo (25/12/1950 - 18/01/1951).
12. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (23/3 - 07/4/1951).
13. Chiến dịch Quang Trung (28/5 - 20/6/1951).
14. Chiến dịch Hòa Bình (10/12/1951 - 25/02/1952)
15. Chiến dịch Tây Bắc (14/10 - 10/12/1952).
16. Chiến dịch Thượng Lào (13/4 - 18/5/1953).
17.  Chiến dịch Lai Châu (10 - 20/12/1953).
18. Chiến dịch Trung Lào (21/12/1953 - 4/1954).
19. Chiến dịch Bắc Tây Nguyên (26/01 - 17/02/1954).
20. Chiến dịch Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia (30/01 - 4/1954)
21. Chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3 - 07/5/1954).

B. Một số chiến dịch tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước:

1. Chiến dịch Bình Giã (02/12/1964 - 03/01/1965).
2. Chiến dịch Ba Gia (28/5 - 20/7/1965).
3. Chiến dịch Đồng Xoài (10/5-22/7/1965).
4. Chiến dịch Plây Me (19/10-26/11/1965).
5. Chiến dịch Bầu Bàng - Dầu Tiếng (12-27/11/1965).
6. Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti (22/2-15/4/1967).
7. Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (20/01-15/7/1968).
8. Chiến dịch Đông Bắc Cam-pu-chia (29/4 -30/6/1970)
9. Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (30/01-23/3/1971).
10. Chiến dịch Trị Thiên (30/3-27/6/1972).
11. Chiến dịch Nguyễn Huệ (01/4/1972-19/01/1973).
12. Chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ 1 (06/4-22/10/1972).
13. Chiến dịch đồng bằng sông cửu Long (10/6-10/9/1972).
14. Chiến dịch phòng ngự Quảng Trị (28/6/1972-31/01/1973).
15. Chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ 2 (18-29/12/1972).
16. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long (13/12/1974- 06/01/1975).
17. Chiến dịch Tây Nguyên (04/3- 03/4/1975).
18. Chiến dịch Trị Thiên - Huế (05-26/3/1975).
19. Chiến dịch Đà Nẵng (26-29/3/1975).
20. Chiến dịch Xuân Lộc (09-20/4/1975).
21. Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30/4/1975).

(Nguồn: Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, H. 2004)

PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TRAO TẶNG

70 năm xây dựng, phát triển, chiến đấu và chiến thắng, Quân đội nhân dân Việt Nam đã bốn lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng (Huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta) vào các năm 1974, 1979, 1984, 1999. Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tặng thưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Huân chương Sao vàng quốc gia (Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Lào) ngày 18 tháng 12 năm 1984. Nhà nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia tặng thưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Huân chương Ăng-co (Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Cam-pu-chia) ngày 19 tháng 12 năm 1984.

Toàn quân có 47 tập thể và 14 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng; 146 tập thể và 37 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh; 2.108 tập thể và 1.912 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 61 tập thể và 39 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lao động; 1.158 tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Độc lập; 823.385 tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công; hàng vạn cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng Huân chương, Huy chương khác.

Trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả, đã có hàng trăm đơn vị, hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam được Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tặng thưởng Huân chương Tự do, Huân chương Anh dũng, Huân chương Lao động, Huân chương Hữu nghị và Nhà nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia tặng thưởng Huân chương Ăng-co, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc vì đã lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong nhiệm vụ chiến đấu và công tác giúp bạn.