Trang chủ

     

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

ĂN UỐNG THỜI CÔNG NGHỆ SỐ

An-uong-truc-tuyen1c

NDX.net - Chỉ  với một vài thao tác trên di động hay cú click chuột trên máy tính là bạn có thể lựa chọn và thưởng thức rất nhiều món ăn ngon, từ Cơm Tấm, Mì - Bún - Miến - Phở cho đến Cơm Văn Phòng; từ các Món Nhật, Pizza - Món Ý, Bánh Mì – Sandwich, Món Hàn... mà không cần phải mất công tới quán ăn.

Theo truyền thống, chuyện ăn uống của người Việt mang những nét đặc trưng cơ bản, có tính bền vững, đậm dấu ấn của văn hóa nông nghiệp lúa nước.

Một là cơ cấu bữa ăn thiên về thực vật với công thức gần như cố định: CƠM-RAU-CÁ, trong đó hai món cơm-rau là chủ đạo.

Hai là tổ chức bữa ăn lấy đơn vị gia đình làm nền tảng. Người Việt coi trọng bữa cơm gia đình, bởi đó là yếu tố gắn kết mọi thành viên trong cùng một ngôi nhà. Gia đình xưa của người Việt tập hợp đủ cả bốn thế hệ (tứ đại đồng đường: ông-cha-con-cháu) nhưng tính tôn ti không hề bị phá vỡ trong ứng xử hàng ngày, đặc biệt là trong bữa ăn.

Những nét đặc trưng trên trong văn hóa ăn uống của người Việt tồn tại hàng ngàn năm nay, cơ hồ không gì có thể làm thay đổi được.

An_uong_truc_tuyen_9
Bữa cơm truyền thống của người Việt xưa. Ảnh Internet

Từ đầu thế kỉ 20, khi văn minh phương Tây bắt đầu xâm nhập vào đời sống xã hội, nhiều lĩnh vực bị Âu hóa mạnh như trang phục, nhà cửa… nhưng với ăn uống thì không. Gần một thế kỉ sau đó, bữa ăn của người Việt không mấy thay đổi so với truyền thống.

Chỉ sau khi đất nước cải cách, mở cửa nhất là mươi mười lăm năm lại đây, chịu sự tác động của kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, chuyện ăn uống của người Việt mới có sự biến động.

Khi văn minh công nghiệp và truyền thông gõ cửa mọi nhà thì những giá trị có tính bền vững hàng trăm năm nay của văn hóa truyền thống đứng trước những thách thức mới. Ăn uống không còn nằm ngoài vùng “phủ sóng” của văn minh hiện đại. Cơ cấu bữa ăn theo công thức CƠM-RAU-CÁ đang bị phá vỡ. Do đời sống được nâng cao nên các món ăn được chế biến phong phú, đa dạng và chất lượng hơn. Tư tưởng “đổi món” để tạo cảm giác lạ cho khẩu vị làm cho việc ăn uống ngoài mục đích nạp năng lượng còn là thưởng thức. Ăn uống đang được xem như là một nghệ thuật.

Cư dân thành thị, viên chức nhà nước đặc biệt là giới trẻ đang là lực lượng làm thay đổi nếp ăn truyền thống. Do áp lực công việc, bữa ăn gia đình không còn mang tính bắt buộc. Các thành viên trong gia đình thường “tự biên tự diễn” cho phù hợp với công việc của mình, bởi quĩ thời gian chẳng còn chỗ cho việc chợ búa, nấu nướng…

Nắm bắt được sự thay đổi đó, những năm gần đây dịch vụ ăn uống phát triển mạnh mẽ. Nhà hàng, quán xá mọc lên như nấm. Nhưng mọi sự bùng phát đều kéo theo những hệ lụy. Chạy theo lợi nhuận, bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, người ta “hồn nhiên” sử dụng thực phẩm bẩn, dùng hóa chất độc hại… nhằm giảm tối đa chi phí đầu vào. Chuyện ngộ độc thức ăn không còn là hiện tượng cá biệt. Người tiêu dùng – thực khách sau một thời gian “xô bồ” bắt đầu thấy sợ để học cách thông minh hơn trong ăn uống.

Nhưng, dù có “thông minh” hơn thì họ, nhất là dân văn phòng và giới trẻ cũng không đủ điều kiện về thời gian và cả sự kiên nhẫn để mà lo chuyện bếp núc cho một bữa ăn chỉ có…một mình.

Quán xá thì xô bồ, rập rình hiểm nguy, đi nhà hàng sang trọng thì dễ bị…viêm màng túi. Nắm bắt được nhu cầu đó, dịch vụ ăn uống trực tuyến ra đời.

Tôi biết được chuyện này cũng là một sự tình cờ. Một lần lên thành phố khám bệnh. Sáng sớm, cậu con trai chở bố tới bệnh viện xong lại vội vã về cơ quan cho kịp giờ làm việc. 12 giờ trưa cu cậu mới đến đón bố về “tạm trú” tại văn phòng. Bụng đói cồn cào vì phải nhịn ăn từ sáng để làm xét nghiệm, tôi giục con tìm hàng quán. Nó thủng thỉnh bảo bố cứ yên tâm, 5 phút nữa sẽ có cơm. Tưởng nó nói đùa cho vui, ai dè sau vài thao tác lướt tay trên iphone của cu cậu một lát là có người mang thức ăn đến thật. Nó cười bảo “Hôm nay mời bố ăn cơm “trực tuyến” của Foodpanda xem thử thế nào. Trời nóng thế này mà ra hàng quán thì bức bối lắm”.

Thú vị thật, lần đầu tiên được ăn cơm “trực tuyến”. Tôi liền hỏi con trai:

- Thế ra hôm nào chúng mày cũng như thế này à ?

- Thì bố bảo còn biết làm sao nữa. Về nhà thì xa mà sợ nhất là bị tắc đường, phơi mình giữa nắng nóng. Ra quán thì cà kê. Chỉ có cách này là êm nhất để còn có thời gian mà nghỉ ngơi lấy sức cho buổi chiều.

- Ừ nhỉ. Bố thấy cũng được đấy. Chỉ cần bấm máy a lô một cái là có ngay. Thật tiện lợi. Dưng mà tiếc quá, dịch vụ này mới chỉ có ở thành phố thôi à.

Nó liền bảo, thời công nghệ số, bố đừng lo, chẳng bao lâu nữa rồi Foodpanda cũng sẽ vươn về quê mình cho mà xem.

- Được thế thì còn gì bằng. Tôi nói. Để chẳng may khi nào mẹ mày giận dỗi, tao không còn lo bị “cúp” cơm, hi !

25-3-2014
Nguyễn Duy Xuân
-------------

Foodpanda là dịch vụ Gọi món ăn trực tuyến bằng di động đang được ưa chuộng hiện nay đối với dân văn phòng và giới trẻ.

An-uong-truc-tuyen1a

- Chỉ  với một vài thao tác trên di động hay cú click chuột trên máy tính là bạn có thể lựa chọn và thưởng thức rất nhiều món ăn ngon, từ Cơm Tấm, Mì - Bún - Miến - Phở cho đến Cơm Văn Phòng; từ các Món Nhật, Pizza - Món Ý, Bánh Mì – Sandwich, Món Hàn, Món Việt Nam cho đến Món Chay, hay Bánh & Kem… mà không cần phải mất công tới quán ăn.

Đó là tiện ích mà Foodpanda đem lại cho khách hàng hiện nay.

An-uong-truc-tuyen1b

Bạn có thể khám phá qua trang chủ: www.foodpanda.vn, hoặc ứng dụng cho di động; hoặc gọi miễn phí: 18006048 (từ 8AM - 9:45PM)

An-uong-truc-tuyen2c

Foodpanda đã có mặt tại 5 thành phố lớn: Hà Nội,  TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ; đã có hơn 10 chuyên mục ẩm thực phong phú với hơn 600 nhà hàng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Foodpanda giúp bạn có một thực đơn phong phú hơn cũng như việc gọi một suất KFC giao hàng tận nơi chưa bao giờ trở nên dễ dàng hơn thế đối với những người bận rộn nhất !

Hãy hưởng thức Thế giới Ẩm thực đa dạng với dịch vụ đặt món ăn trực tuyến của Foodpanda.