191 người lính đã ngã xuống trong sự nghiệp bảo vệ Trường Sa và thềm lục địa phía Nam Tổ quốc 38 năm qua. Quần đảo thiêng liêng này luôn là nơi thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền, lòng quả cảm, sẵn sàng cống hiến những gì đẹp nhất cho Tổ quốc của bao người.
Đại
tá Đỗ Hữu Doanh, người từng công tác ở Bộ Tham mưu Quân chủng Hải quân
(HQ) và Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết từ năm
1984, đô đốc Giáp Văn Cương đã nhận định: “Trong tương lai, vùng biển
Trường Sa sẽ không được bình yên”. Vì thế, đô đốc đã yêu cầu các bộ phận
tác chiến, tham mưu của Quân chủng HQ hoàn tất kế hoạch và phương án
phòng thủ Trường Sa trong năm 1987.
Bất chấp hiểm nguy, chung sức chung lòng
Theo
thượng tá Phạm Văn Minh, phụ trách công tác thương binh - liệt sĩ của
Cục Chính trị - Quân chủng HQ, trong số 191 người lính đã ngã xuống vì
quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, để lại nhiều day dứt nhất cho đơn vị
và gia đình là 64 liệt sĩ hy sinh năm 1988 trong trận chiến bảo vệ đảo
chìm Gạc Ma. Nhiều người trong số họ hiện giờ vẫn còn nằm lại giữa biển
khơi.
Thượng
tá Minh dẫn chứng trường hợp liệt sĩ Nguyễn Văn Phương, quê huyện Đông
Hưng - Thái Bình. Trong một lần đến thăm gia đình liệt sĩ này, chúng tôi
được cha anh, ông Nguyễn Văn Mạo, đưa cho xem những lá thư mà con trai
ông gửi về từ đảo xa vào đầu tháng 3-1988, chỉ ít ngày trước khi anh hy
sinh trong trận hải chiến Gạc Ma.
Ông
Mạo cho biết anh Phương thi đỗ Trường Sĩ quan Lục quân 1 năm 1986 nhưng
lại có một quyết định khiến gia đình bất ngờ: Đăng ký nhập ngũ trong kỳ
tuyển quân năm đó. “Tôi không biết động lực nào khiến Phương muốn đi bộ
đội ngay. Trong những lá thư, nó bảo muốn đi bộ đội trước rồi về sẽ thi
lại để học thành sĩ quan. Điều áy náy nhất của gia đình là đến giờ, khi
Phương mất đi đã 25 năm, hài cốt của nó vẫn không biết trôi dạt nơi
nào” - ông nghẹn ngào.
Thượng
tá Phạm Văn Minh được giao phụ trách viết diễn văn tưởng niệm các liệt
sĩ hy sinh ở Trường Sa. Ông cũng từng trực tiếp tham gia công tác tìm
kiếm, xét nghiệm ADN để xác định danh tính từng người lính HQ xả thân ở
Gạc Ma sau khi tìm được hài cốt. Thượng tá Minh cho biết ông luôn trăn
trở vì những người lính còn nằm lại ở biển khơi.
“Quân
chủng đã làm hết sức mình song biển thì sâu và rộng, sức chúng tôi lại
có hạn và do hoàn cảnh bất lợi, đến nay, còn nhiều anh em vẫn đang phải
nằm lại với biển khơi lạnh lẽo, nằm lại với quần đảo quanh năm nhiều bão
tố. Anh em đã tạm gác những dự định, toan tính riêng tư, bất chấp hiểm
nguy, chung sức chung lòng giữ vững ý chí, quyết tâm chiến đấu và đã
hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ
quyền quần đảo thân yêu” - ông xúc động.
“Chân không dép vẫn vui cười sớm tối”
Thượng
tá Phạm Văn Minh đưa cho chúng tôi xem 2 tấm bằng Tổ quốc ghi công sắp
được gửi về gia đình 2 liệt sĩ hy sinh mới nhất vì Trường Sa. Ông cho
biết: “Họ là 2 người lính còn rất trẻ, đều ngã xuống trong năm 2012 khi
làm nhiệm vụ ở quần đảo này. Đó là thiếu úy Đỗ Hữu Tuấn, SN 1982, quê
huyện Kiến Thụy - Hải Phòng và chiến sĩ Đinh Thanh Bình, SN 1992, quê ở
huyện Tuyên Hóa - Quảng Bình”. Chúng tôi ngỡ ngàng khi biết Bình hy sinh
khi chưa tròn 20 tuổi.
Theo
thượng tá Minh, hoàn cảnh gia đình thiếu úy Đỗ Hữu Tuấn rất khó khăn.
Vợ anh còn rất trẻ (SN 1987) đã phải một mình chăm lo cho 2 con. Hai con
của anh Tuấn, một mới lên 6 và một chưa đầy 4 tuổi, chỉ vài lần được
thấy mặt cha…
Tháng
4-2013 này, những chuyến tàu HQ lại thực hiện hành trình ra với Trường
Sa. Những khúc tưởng niệm bi tráng lại vang lên. Trước anh linh các liệt
sĩ, nhiều người đã không thể cầm được nước mắt khi nghe những lời tưởng
niệm: “Các anh ra đi vì chủ quyền quần đảo Trường Sa của Tổ quốc là một
nhẽ nhưng đã để lại nỗi đau tột cùng trong nhiều gia đình, để lại bao
nỗi nhớ thương, bao niềm hy vọng hư vô của biết bao người mẹ, người cha,
người vợ, người con...”.
Từng
có mặt trên những chuyến tàu ra Trường Sa, khi ở Nhà giàn DK1, chúng
tôi đã chứng kiến rất nhiều giọt nước mắt khi nghe người lính biển ôm
đàn cất cao giọng hát. Nhiều người không kìm được xúc động khi tận mắt
chứng kiến cuộc sống của các anh nơi đầu sóng ngọn gió với điều kiện
gian khổ đến xót xa. Rất nhiều người cũng nhòe lệ khi nhìn thấy những
nấm mộ của liệt sĩ trên các đảo.
Trung
úy Lê Ngọc Chung, chính trị viên Nhà giàn DK1-20, đọc cho chúng tôi
nghe những câu thơ đầy ý chí kiên cường của mình như lời nhắn nhủ với
đất liền hãy tin ở họ. Dù gian khổ, thậm chí hy sinh nhưng họ quyết giữ
vững chủ quyền trên biển của Tổ quốc: Cuộc
sống nơi đây tháng ngày dài thế kỷ/ Sáng, trưa, chiều, tối chỉ từng ấy
bước chân/ Đồng đội anh những đứa mình trần/ Chân không dép vẫn vui cười
sớm tối/ Họ là những anh hùng trong thời kỳ mới/ Nhận hy sinh cho Tổ
quốc yên bình...
Theo nlđ.com