Trang chủ

     

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Biển Đông, Nợ công và tham nhũng

No_chong_chat




2. Nợ công Việt Nam tiệm cận ngưỡng 1,4 triệu tỷ đồng
VNE - Bản tin về nợ công đầu tiên sắp được Bộ Tài chính công bố cho thấy, tổng nợ của Việt Nam tính đến hết năm 2011 là 1,392 triệu tỷ đồng, tương đương 54,9% GDP.
Tuy vậy, trong bản tin lần này, số liệu được cơ quan quản lý đưa ra vẫn chỉ cập nhật đến ngày 31/12/2011. Theo đó, nợ công của Việt Nam ở mức 1,392 triệu tỷ đồng, tương đương 54,9% GDP năm 2011. Số liệu này từng được Chính phủ báo cáo các đại biểu Quốc hội hồi đầu tháng 11/2012.
Xét về cơ cấu, Bộ Tài chính cho biết nợ của Chính phủ là 1,096 triệu tỷ đồng, bằng 43,2% GDP, trong đó vay nước ngoài là 667.000 tỷ đồng, bao gồm ODA, vay ưu đãi và vay thương mại. Nợ do Chính phủ bảo lãnh hiện khoảng 285.000 nghìn tỷ đồng, bằng 11,3% GDP. Trong khi đó, chính quyền các địa phương hiện có nợ khoảng 10.700 tỷ đồng, bằng 0,4% GDP.
Như vậy, theo công bố của Bộ Tài chính, tổng nợ của Việt Nam tính đến hết năm 2011 là 1,392 triệu tỷ đồng, tương đương 66,8 tỷ USD. Trong khi đó, theo “đồng hồ” nợ của The Economist, tính đến ngày 24/1/2013, nợ công của Việt Nam khoảng 70,7 tỷ USD (tức gần 1,5 triệu tỷ đồng), tương đương 49,5% GDP và mức nợ gần 790 USD cho mỗi người dân.

3. Nợ xấu của 4 “ông lớn” ngân hàng là hơn 46.600 tỷ đồng
VnEconomy - Theo số liệu của Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank, tổng nợ xấu đến cuối năm 2012 của 4 ngân hàng này là hơn 46.600 tỷ đồng. Trong số đó thì nợ xấu của Agribank là hơn 28.000 tỷ đồng...

4. Chạy công chức 100 triệu: 3 lý do để dân hoài nghi kết luận thanh tra
(GDVN) - Trao đổi với Giáo dục Việt Nam, ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nói: “Tôi tin tưởng rằng một người giữ cương vị như đồng chí Trần Trọng Dực khi nói ra thì đã có cơ sở về điều mình nói. Và vụ việc sẽ tiếp tục được làm sáng tỏ, trách nhiệm của những cá nhân hoặc tổ chức có liên quan được làm rõ”.
Theo ông Hùng, có 3 lý do để hiện nay dù đã có kết luận thanh tra việc chạy công chức 100 triệu nhưng dường như dư luận vẫn chưa bày tỏ sự tin tưởng cao. Thứ nhất, trong cuộc sống hàng ngày, người dân biết qua các kênh thông tin và hiểu rằng ở mức độ nào đó những chuyện này (chuyện chạy công chức) là có thật.
Thứ hai là, nếu có chuyện chạy công chức thì tiêu cực kiểu như thế này rất tinh vi, khó có bằng chứng, khó có thể làm rõ để đấu tranh có hiệu quả. Khi một người nhờ người khác có quyền hạn, chức trách giúp mình làm một việc gì đó trong phạm vi quyền hạn của họ, rồi đưa phong bì cảm ơn thì ít có trường hợp nào ghi âm hoặc ghi hình hoặc tạo ra bằng chứng xác thực về việc đó. Cho nên chỉ căn cứ vào những bằng chứng như vậy thì ở mức độ nào đó việc này là khó khăn.
“Thứ ba là, người dân có quyền hoài nghi việc cơ quan chức năng có làm đến nơi, đến chốn không hay vì sức ép từ dư luận và báo chí mà vào cuộc rồi kết luận bước đầu như thế. Khi người dân còn hoài nghi thì tôi nghĩ là có cơ sở. Và một trong những nguyên nhân để hiệu quả thanh kiểm tra không đạt kết quả cao là xuất phát từ cơ chế người đúng đầu chịu trách nhiệm”, ông Hùng nói.
Trước ý kiến cho rằng cần phải có cơ quan điều tra vào cuộc vụ “chạy công chức 100 triệu”, ông Hùng cho rằng: “Việc này là một việc cần thiết nếu các cơ quan chức năng thấy có dấu hiệu vi phạm luật hình sự”.

5. Một Trung tá công an nhận “hoa hồng“ tiền tỷ
Ông LTT, ngụ TP Mỹ Tho, Tiền Giang có đơn gửi Bộ Công an, Cục Cảnh sát hình sự phía Nam - C45B cùng một số cơ quan chức năng, tố cáo trung tá Phạm Công Thành, đội trưởng Đội 4, C45B, đã lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt của ông 1 tỉ đồng.