Trang chủ

     

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

100 NĂM THẢM HỌA TÀU TITANIC

Tau_Titanic1

Tàu Titanic là một tàu vượt đại dương chở khách chạy bằng động cơ hơi nước đã đi vào lịch sử ngành hàng hải vì vụ tai nạn hàng hải kinh hoàng và bất ngờ đã xảy ra với nó cũng như những bí ẩn liên quan. Tên chính thức của nó là RMS Titanic (RMS là viết tắt của Royal Mail Ship).

Titanic được chủ tịch của Harland and Wolff Lord Pirrie, lãnh đạo phòng thiết kế của Harland and Wolff Thomas Andrews và quản lý Alexander Carlisle thiết kế. Việc đóng tàu Titanic, được J.P. Morgan và International Mercantile Marine Co. của ông hỗ trợ vốn bắt đầu đóng vào ngày 31-3 năm 1909 và hạ thủy ngày 31-5 năm 1911. Việc lắp đặt trang bị cho tàu Titanic hoàn thành vào ngày 31 tháng 3 năm sau. Titanic là con tàu lớn, hiện đại, lộng lẫy và sang trọng nhất lúc đó, thể hiện tham vọng thống trị tuyến đường biển xuyên Đại Tây Dương của công ty sở hữu nó là hãng vận tải biển The White Star Line.

Titanic dài 882 feet 9 inches (269 m) và rộng 92 feet 6 inches (28 m) ở sườn ngang (dài hơn 6 inches so với chiếc tàu chị em là RMS Olympic). Tổng lượng chất tải đăng ký là 46.328 tấn, và chiều cao từ mặt nước tới boong tàu là 60 feet (18 m). Nó có hai động cơ hơi nước ngược pít tông bốn xi lanh và một tuốc bin Parsons. Những động cơ này làm quay ba chân vịt. Có 25 nồi hơi hai đầu và 4 cái một đầu kiểu Scotch được đun nóng bởi 159 lò đốt than khiến nó có thể đạt tới tốc độ tối đa 23 knot (43 km/g). Chỉ ba trong số bốn chiếc ống khói cao 63 foot (19 m) của nó hoạt động; chiếc thứ tư được dùng thông gió, và được thêm vào để con tàu có hình dáng ấn tượng hơn. Titanic có thể chở tổng cộng 3.547 người gồm cả thủy thủ đoàn, và bởi vì nó có chở thư, tên của nó được thêm tiền tố RMS (Royal Mail Steamer) cũng như SS (Steam Ship).

Titanic có vỏ hai lớp, chứa 44 bể nước dùng cho nồi hơn và đồ dằn để giữ nó cân bằng trên biển (những chiếc tàu sau này cũng có vỏ hai lớp). Titanic có số thuyền cứu sinh lớn hơn tiêu chuẩn, tổng số 20 chiếc (dù vẫn chưa đủ cho toàn bộ hành khách). Titanic được chia thành 16 khoang với cửa ngăn, đóng mở bằng các then cửa điện từ và hoạt động với động tác tắt bật đơn giản từ đài chỉ huy của thuyền trưởng. Titanic được coi là một đỉnh cao của kiến trúc hàng hải và là một tiến bộ công nghệ, và được tạp chí The Shipbuilder ca ngợi là "không thể chìm".

Ở thời đó, Titanic là chiếc tàu xa hoa và lộng lẫy nhất. Nó có một bể bơi trên boong, một phòng tập thể dục, một nhà tắm Thổ Nhĩ Kỳ, một thư viện, và một sân squash. Các phòng hạng nhất thông thường được ốp bằng những thanh gỗ chạm khắc tỉ mỉ, đồ đạc đắt tiền và các trang trí sang trọng khác. Hơn nữa, quán Café Parisienne cung cấp những món ăn tuyệt vời cho khách hạng nhất với một hàng hiên ngập nắng cùng những trang trí tinh xảo.

Trang bị tại các phòng hạng hai và hạng ba có lẽ cũng được xếp hàng sang trọng so với những phòng đồng hạng trên các con tàu khác thời ấy. Titanic có ba thang máy dành riêng cho những khách hạng nhất và một sự cải tiến khác, thêm một thang dành cho khách hạng hai.

Nơi được trang trí đẹp nhất trong nội thất con tàu chắc chắn là cầu thang khu vực hạng nhất, nằm giữa ống khói thứ nhất và thứ hai. Cầu thang kéo dài xuống boong hạng hai và được trang trí bằng các phiến gỗ sồi và có lan can mạ vàng, trên đỉnh là một vòm kim loại kính trang trí tỉ mỉ để lấy ánh sáng trời. Đỉnh cầu thang là một tấm gỗ lớn treo một chiếc đồng hồ với những chữ số biểu tượng theo Honour and Glory crowning Time. Một cầu thang tương tự nhưng ít được trang trí hơn nằm giữa ống khói thứ ba và thứ tư.

Titanic bắt đầu chuyến đi đầu tiên và cũng là cuối cùng ngày 10-4-1912. Đêm ngày 14-15 tháng 4, 1912, Titanic đâm phải một núi băng và chìm ở tọa độ 41°43′55″B, 49°Tau_Titanic256′45″T. Nhiều con số về số người hành khách và thủy thủ đoàn thiệt mạng đã được đưa ra. Điều tra của Thượng viện Hoa Kỳ đưa ra con số 1.517 người thiệt mạng trong vụ tai nạn, trong khi cuộc điều tra của Anh cho con số này là 1.490 người.
Dù sao chăng nữa, mức độ thảm khốc của sự kiện này đã được xếp hạng là một trong những thảm hoạ hàng hải lớn nhất và nổi tiếng nhất trong thời bình. Thiết kế của Titanic sử dụng một số kỹ thuật tiên tiến nhất thời ấy, và chiếc tàu được hầu như tất cả mọi người tin rằng "không thể chìm". Đó là một cú sốc lớn. Các phương tiện truyền thông đại chúng nóng lên vì những nạn nhân Titanic là người nổi tiếng, vì những huyền thoại về điều đã diễn ra trên boong tàu, vì những thay đổi sau đó của luật hàng hải, và sự khám phá xác tàu Titanic vào năm 1985 bởi một đội do Robert Ballard và Jean Louis Michel dẫn đầu khiến chiếc Titanic vẫn rất nổi tiếng dù đã nhiều năm trôi qua. Rõ ràng núi băng đã phá vỡ các tấm vỏ tàu, làm thủng một lỗ lớn khiến nước băng lạnh giá tràn vào trong Titanic.

Theo báo cáo của ủy ban điều tra thành lập bởi Thượng viện Hoa Kỳ, trong tổng số 2.223 người trên tàu, chỉ 706 người sống sót; 1.517 người thiệt mạng.

Đa số người chết do không chịu nổi sự giảm thân nhiệt trong nước có nhiệt độ 28 °F (−2 °C). Ngoài ra, tỉ lệ tử vong cao cũng vì các thuyền cứu sinh đã không chở tối đa số người có thể. Cũng theo bản báo cáo trước Thượng viện Hoa Kỳ, Nếu các thuyền cứu sinh chở đủ sức chứa, 1.178 người có thể đã được cứu sống.

Ba người sống sót cuối cùng đã mất cách đây ba bốn năm là:
- Millvina Dean (sinh 2 tháng 2, 1912), là người nhỏ tuổi nhất trên tàu Titanic, bà đã mất vào ngày 31 tháng 5 năm 2009, là hành khách qua đời cuối cùng của tàu Titanic.
Hai người liên quan tới Titanic vừa mất là:
- Barbara Joyce Dainton (họ tiền hôn West) (sinh 24 tháng 5, 1911 – mất 16 tháng 10, 2007)
- Lillian Gertrud Asplund (sinh 21 tháng 10, 1906 – mất 6 tháng 5, 2006) người Mỹ cuối cùng còn sống và cũng là người cuối cùng còn nhớ về vụ đắm tàu Titanic, mất tại nhà ở Shrewsbury, Massachusetts. Với cái chết của Lillian Gertrude Asplund, tất cả những người hành khách trải nghiệm thảm họa đắm tàu Titanic đều đã qua đời.

Vụ đắm tàu Titanic đã trở thành chủ đề của nhiều cuốn tiểu thuyết mô tả những sự kiện hư cấu xảy ra trên boong tàu, như Titanic: The Long Night của Diane Hoh. Nhiều cuốn sách tham khảo khác về thảm họa này cũng đã được xuất bản từ khi Titanic đắm, những cuốn đầu tiên xuất hiện chỉ sau vài tháng. Một số người sống sót như thủy thủ Lightoller và hành khách Jack Thayer đã viết những cuốn sách kể lại kinh nghiệm của mình. Một số người khác, như Walter Lord, người viết A Night to Remember, đã tiến hành những nghiên cứu và phỏng vấn riêng của mình về những sự kiện đã xảy ra trên tàu.

Titanic đã là đề tài và bối cảnh của rất nhiều bộ phim nhựa và phim truyền hình. Nổi tiếng nhất trong số đó là:
- Saved from the Titanic (1912)
- In Nacht und Eis (1912)
- Atlantic (1929)
- Titanic (1943)
- Titanic (1953)
- A Night to Remember (1958)
- S.O.S. Titanic, TV movie (1979)
- Raise the Titanic! (1980)
- Titanic, TV mini-series (1996)
- Titanic (1997)

Ngày 15 tháng 4, 2012, lễ kỷ niệm 100 năm ngày tàu Titanic đắm sẽ được tổ chức khắp thế giới. Vào ngày đó Khu Titanic tại Belfast sẽ được hoàn thành. Vùng này sẽ được khôi phục và một dự án tưởng niệm cũng được khánh thành để kỷ niệm những liên hệ của con tàu Titanic với Belfast (Anh), thành phố nơi con tàu được chế tạo.
NguyenDuyXuan.net tổng hợp từ internet