Trang chủ

     

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Trường Cao đẳng Sư phạm Đắc Lắc
Khoa: Xã hội – Nhân văn
Tổ bộ môn: Ngữ Văn
1. Thông tin về giảng viên:
1.1. Họ tên giảng viên 1: Nguyễn Duy Xuân
Chức danh, học hàm, học vị: CN, Giảng viên
Thời gian, địa điểm làm việc: Thứ 2. Tại: Văn phòng Khoa Xã hội – Nhân văn, Trường CĐSP Đắc Lắc, số 349 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc.
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Duy Xuân, Bộ môn Ngữ Văn, Khoa Xã hội – Nhân văn, Trường CĐSP Đắc Lắc, số 349 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc.
Điện thoại: CQ: 05003 852678; NR: 05003 812249; DĐ: 0907730415
Email:duyxuann@yahoo.com.vn
Websiter:http://nguyenduyxuan.blogspot.com/

1.2. Họ tên giảng viên 2:
Chức danh, học hàm, học vị:
2. Thông tin về môn học:
a. Tên môn học: Văn học dân gian Việt nam
b. Mã số môn học:
c. Số tín chỉ: 2
d. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
- Nghe giảng lý thuyết: 20 giờ tín chỉ
- Bài tập: 04 giờ tín chỉ (tích hợp trong giờ dạy lí thuyết)
- Thảo luận, kiểm tra: 06 giờ tín chỉ (tích hợp trong giờ dạy lí thuyết)
- Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ tín chỉ
đ. Yêu cầu đối với môn học: Giảng đường, máy chiếu...
3. Mục tiêu môn học:
a. Kiến thức: - Sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về Văn học dân gian Việt Nam: đặc trưng, chức năng, thể loại, đặc điểm thi pháp, các phương pháp, các thao tác khoa học để tiếp cận văn học dân gian. Trang bị kiến thức cho sinh viên về khoa học phân loại, phân kì, phân vùng văn học dân gian người Việt cũng như kiến thức bước đầu về văn học dân gian các tộc người khác của dân tộc Việt Nam thống nhất. Trang bị cho sinh viên kiến thức về các thể loại thuộc các loại hình tự sự, trữ tình và sân khấu dân gian.
b. Kĩ năng: - Trang bị kĩ năng phân tích tác phẩm VHDG trên các phương diện nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật diễn xướng, văn hóa. Vận dụng vào hoạt động dạy học VHDG trong chương trình THCS. - Trang bị khả năng nhận diện, xử lí dị bản.
c.Thái độ: - Tiếp thu kiến thức một cách chủ động bằng việc tích cực tham dự bài giảng, tự tìm và đọc tài liệu, cập nhật thông tin, chuẩn bị và tham gia các thảo luận chuyên đề. - Yêu quí, trân trọng kho tàng VHDG, giữ gìn, khẳng định bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc trong tiến trình hội nhập văn hóa thế giới. - Sẵn sàng ứng dụng giá trị truyền thống cho việc xây dựng một nền văn hóa hiện đại.
4. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Môn học này cung cấp kiến thức hết sức cơ bản và khoa học về văn học dân gian cho sinh viên; đồng thời cung cấp những kĩ năng tiếp cận văn học dân gian có tính thực nghiệp cao. Môn học nhằm khẳng định tính đặc thù văn hóa của văn học dân gian Việt Nam trong cộng đồng văn hóa thế giới.
5. Tài liệu học tập:
5.1. Bắt buộc:
1. Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo Dục, 1998.
2. Lê Chí Quế ( chủ biên ), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ, Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1999.
3. Đỗ Bình Trị, Phân tích tác phẩm văn học dân gian, NXB Giáo Dục, 1995.
4. Đỗ Bình Trị, Văn học dân gian Việt Nam Tập 1, NXB Giáo Dục, 1991
5. Hoàng Tiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo Dục, 1999
6. Nguyễn Đổng Chi - Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, 5 tập, Viện Văn học xuất bản, 1993.
5.2. Tham khảo:
7. Trương Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam, NXB KHXH, 1987.
8. Minh Hạnh, Phan Hồng Sơn, Truyện ngụ ngôn Việt Nam, NXB Giáo Dục, 1986.
9. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo...Kho tàng thần thoại Việt Nam, NXB Văn hoá thông tin,1995
10. Vũ Ngọc Khánh, Trần Thị An ..., Truyền thuyết Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, 1998.
11. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Văn học 1996
12. Trần Đình Sử, Mấy vấn đề về thi pháp học hiện đại, Tài liệu BDTX giáo viên THCS
13. Việt nam phong tục và các lễ nghi cổ truyền, NXB Văn hoá thông tin 2006
14. Trịnh Đức Long, tập bài giảng Văn học dân gian, 2008

6. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
Chương 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN (3 tiết)
I. Khái niệm văn học dân gian
1. Định nghĩa VHDG
2.Về khái niệm folklore
3.VHDG và văn học viết
II. Vai trò của VHDG:
1. Đối với văn hoá dân tộc
2. Đối với văn học viết
III. Những đặc trưng và chức năng cơ bản của văn học dân gian
1. Tính nguyên hợp và tính đa chức năng
2. Tính truyền miệng và tính tập thể
3. Tính vô danh và tính dị bản
IV. Sơ lược về tiến trình VHDG Việt Nam
1. Về tiến trình VHDG Việt Nam
2. Tính đa sắc tộc của VHDG Việt Nam
3. Các thể loại VHDG
Chương 2. THẦN THOẠI (2 tiết)
I. Thần thoại và thần thoại Việt
1. Khái niệm
2. Bản chất của thần thoại
3. Quá trình hình thành và diễn biến của thần thoại Việt
4. Phân loại thần thoại Việt
II. Nội dung thần thoại Việt
1. Thần thoại phản ánh quan niệm, nhận thức thế giới tự nhiên và xã hội của người Việt cổ
2. Thần thoại phản ánh ước mơ, khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên, cải tạo cuộc sống của người Việt cổ III. Mấy nét về thi pháp thần thoại Việt
1. Cốt truyện
2. Nhân vật
3. Mô-típ thần thoại
IV. Giá trị, ý nghĩa thần thoại
1. Thần thoại đối với con người thời cổ
2. Thần thoại đối với con người thời sau
Thực hành: Phân tích một số truyện trong chương trình Ngữ văn THCS(Thần Trụ Trời, Quả bầu Mẹ ) Chương 3. TRUYỀN THUYẾT (2 tiết)
I. Khái niệm về truyền thuyết
1. Khái niệm
2. Phân biệt truyền thuyết với thần thoại và cổ tích
3. Phân kỳ truyền thuyết
II. Nội dung truyền thuyết
1. Truyền thuyết về họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
2. Truyền thuyết về thời kỳ Bắc Thuộc
3. Truyền thuyết về thời kỳ phong kiến tự chủ
4. Ý nghĩa của truyền thuyết
III. Mấy nét về thi pháp nghệ thuật
1. Mối quan hệ giữa yêu cầu phản ánh lich sử với hư cấu tưởng tượng trong truyền thuyết
2. Thi pháp xây dựng nhân vật
3. Thi pháp kết cấu, cốt truyện
4. Thi pháp lời kể
IV. Giá trị, ý nghĩa truyền thuyết
1. Giá trị phản ánh và lưu giữ kí ức về lịch sử
2. Giá trị thẩm mĩ
3. Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc
Thực hành: Phân tích một số truyện trong chương trình Ngữ văn THCS(An Dương Vương, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm ...).
Chương 4. TRUYỆN CỔ TÍCH (4 tiết)
I. Khái niệm truyện cổ tích
1. Ðịnh nghĩa
2. Phân loại truyện cổ tích
II. Nội dung truyện cổ tích
1. Những xung đột cơ bản trong gia đình và xã hội
2. Lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân
3. Triết lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân
III. Mấy nét về thi pháp nghệ thuật
1. Thi pháp truyện cổ tích thần kỳ
a. Thi pháp nhân vật
b. Xung đột trong cổ tích thần kỳ
c. Kết cấu cổ tích thần kỳ
d. Không gian và thời gian trong cổ tích thần kỳ
đ. Những “Công thức” cố định trong truyện cổ tích thần kỳ
2. Thi pháp truyên cổ tích sinh hoạt
a. Thi pháp nhân vật
b. Xung đột trong cổ tích sinh hoạt
c. Thi pháp kết cấu
d. Không gian thời gian cổ tích sinh họat
đ. Thực tại và hư cấu trong cổ tích sinh hoạt
3. Thi pháp truyện cổ tích loài vật
a. Thi pháp nhân vật
b. Xung đột trong cổ tích loài vật
c. Thi pháp kết cấu
d. Yếu tố thực tại và hư cấu trong cổ tích loài vật
IV. Vai trò của truyện cổ tích trong lịch sử và trong đời sống văn hoá xã hội hiện đại
1. Trong văn hoá, lịch sử truyền thống
2. Trong đời sống hiện nay
Thực hành: Phân tích một số truyện trong chương trình Ngữ văn THCS(Thạch Sanh, Tấm Cám, Trương Chi ...)
Chương 5. TRUYỆN CƯỜI (2 tiết)
I. Khái niệm truyện cười
1. Định nghĩa
2. Lịch sử tên gọi truyện cười qua các thời kỳ
II. Bản chất tiếng cười trong truyện cười
1. Tiếng cười trong truyện cười
2. Bản chất tiếng cười trong truyện cười
III. Phân loại truyện cười
1. Truyện cười không kết chuỗi
2. Truyện cười kết chuỗi
IV. Nội dung ý nghĩa truyện cười
1. Tiếng cười mua vui giải trí
2. Tiếng cười phê phán giáo dục
3. Tiếng cười đả kích
III. Đặc điểm thi pháp truyện cười
1. Thi pháp nhân vật
2. Thi pháp kết cấu Thực hành: Phân tích một số truyện trong chương trình Ngữ văn THCS(Tam đại con gà, Quan huyện thanh liêm, Trạng Quỳnh).
Chương 6. TRUYỆN NGU NGÔN (2 tiết)
I. Khái niệm truyện ngụ ngôn
1. Khái niệm
2. Nguồn gốc truyện ngụ ngôn
II. Nội dung truyện ngụ ngôn
1. Truyện ngụ ngôn có nội dung đã kích giai cấp thống trị
2. Truyện ngụ ngôn phê phán thói hư tật xấu của mọi người
3. Triết lý dân gian trong truyện ngụ ngôn
III. Mấy nét về thi pháp truyện ngụ ngôn
1. Cốt truyện và kết cấu
2. Nhân vật
3. Biện pháp ẩn dụ
Thực hành: Phân tích một số truyện trong chương trình Ngữ văn THCS(Ðẽo cày giữa đường, Chuyện bó đũa, Ếch ngồi đáy giếng)
Chương 7. TỤC NGỮ VÀ CÂU ĐỐ (3 tiết)
A. Tục ngữ
I. Giới thiệu về tục ngữ
1. Khái niệm
2. Nguồn gốc và sự phát triển của tục ngữ
3. Phân biệt tục ngữ với những hình thức gần với tục ngữ
II. Nội dung tục ngữ
1. Phản ánh những kinh nghiệm nhận thức về tự nhiên, lao động sản xuất
2. Ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, phong tục tập quán
3. Thể hiện triết lý dân gian của dân tộc
III. Đặc điểm thi pháp tục ngữ
1. Tính hàm súc, đa nghĩa
2. Tính hình tượng
3. Vần điệu và sự hòa đối
4. Cấu trúc suy luận
IV. Giá trị, ý nghĩa của tục ngữ
V. Về tục ngữ mới
Thực hành: Phân tích một số câu tục ngữ trong chương trình Ngữ văn THCS
B. Câu đố
I. Giới thiệu chung về câu đố
1. Khái niệm
2. Phân biệt câu đố với tục ngữ, ca dao
3. Nguồn gốc và quá trình hình thành câu đố
4. Phân loại câu đố
II. Nội dung câu đố
1. Chứa đựng tri thức thực tiễn
2 Chứa đựng nội dung và ý nghĩa xã hội
III. Phương thức nghệ thuật
1. Phương pháp xây dựng câu đố bằng các hình thức ẩn dụ
2. Phương pháp xây dựng câu đố bằng hình thức chơi chữ
3. Câu đố sử dụng các thể thơ truyền thống, có vần, nhịp điệu, cô đúc, cân đối nhịp nhàng
4. Sử dụng yếu tố tục
IV. Giá trị của câu đố trong đời sống và văn học
1. Giá trị
2. Ảnh hưởng
V. Phương pháp giải mã câu đố
1. Định hướng tiếp cận, giải mã
2. Phân tích minh hoạ
Phân tích một số câu đố trong chương trình Ngữ văn THCS
Chương 8. CA DAO (5 tiết)
I. Giới thiệu chung về ca dao
1. Thuật ngữ và khái niệm
2. Phân loại
II. Nội dung ca dao
1. Ca dao phản ánh lịch sử, đất nước
2. Phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống
3. Phản ánh đời sống tình cảm nhân dân
4. Phản ánh đời sống xã hội cũ
5. Chứa đựng tiếng cười trào phúng
III. Thi pháp nghệ thuật ca dao
1. Thể thơ
2. Cấu tứ
3. Ngôn ngữ
4. Thời gian và không gian nghệ thuật
5. Các biện pháp nghệ thuật truyền thống
IV. Vài nét về bộ phận ca dao chống thực dân đế quốc
1. Hoàn cảnh xã hội lịch sử
2. Nội dung
3. Ðặc điểm nghệ thuật
V. Ý nghĩa và ảnh hưởng của ca dao
VI. Định hướng phân tích ca dao
1. Khai thác nguồn tư liệu
2. Xác định đề tài, nhân vật trữ tình, cảm hứng chủ đạo
3. Đảm bảo tính hệ thống
4. Phân tích hìn ảnh, chi tiết đặc sắc
Thực hành: Phân tích một số bài ca dao trong chương trình Ngữ văn THCS
Chương 9. VÈ (2 tiết)
I. Khái niệm
1. Khái niệm
2. Phân biệt vè, ca dao và truyện thơ
II. Đặc điểm chung của vè
1. Tính thời sự
2. Tính lịch sử
3. Tình khuynh hướng
4. Dấu ấn cá nhân
III. Phân loại và nội dung của vè
1. Vè kể chuyện về loài vật, cây trái, sự vật
2. Vè thế sự (vè sinh hoạt xã hội)
3. Vè lịch sử
IV. Đặc điểm nghệ thuật của vè
1. Thể thơ
2. Tính hài hước
3. Ngôn ngữ
4. Yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình
V. Tác dụng của vè trong đời sống xã hội
Chương10. SÂN KHẤU DÂN GIAN (2 tiết)
I. Khái quát chung về sân khấu dân gian
1. Khái quát
2. Phân loại
II. Trò diễn dân gian: Múa rối
1. Khái quát
2. Đặc điểm múa rối nước
III. Chèo dân gian: Chèo sân đình
1. Khái quát
2. Đặc điểm
3. Nội dung xã hội của chèo sân đình
4. Nghệ thuật
a. Kết cấu
b. Xây dựng nhân vật
c. Tính chất ước lệ và cách điệu
d. Ngôn ngữ
đ. Hề chèo
5. Giới thiệu vở chèo Quan âm Thị Kính
a. Nguồn gốc kịch bản
b. Tóm tắt nội dung
c. Giá trị nội dung tư tưởng
d. Giá trị nghệ thuật
Thực hành: Phân tích đoạn trích vở chèo Quan Âm Thị Kính trong chương trình Ngữ văn THCS
Chương 11. VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ (3 tiết)
A. Giới thiệu chung
I. Khái quát
1. Thành phần và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt nam
2. VHDG các dân tộc thiểu số đa dạng về nội dung và nghệ thuật I
I. Đặc điểm lịch sử, văn hoá, xã hội của các dân tộc thiểu số
1. Đặc điểm hình thái xã hội
2. Đặc điểm văn hoá
III. Những nét đặc sắc của văn học dân gian các dân tộc thiểu số
B. Giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu
I. Sử thi Tây Nguyên: Bài ca chàng Đăm San (Klei Khan Y Đăm San)
1. Khái quát
2. Tóm tắt tác phẩm
3. Hình tượng Đăm San
II. Thần thoại dân tộc Mường: Đẻ đất đẻ nước
1. Khái quát
2. Tóm tắt tác phẩm
3. Giá trị nội dung
4. Giá trị nghệ thuật
III. Truyện thơ dân tộc Thái: Tiễn dặn người yêu (Xóng chụ xon xao)
1. Khái quát
2. Tóm tắt tác phẩm
3. Giá trị nội dung
4. Giá trị nghệ thuật
Thực hành: Phân tích một số tác phẩm VHDG các dân tộc thiểu số trong chương trình Ngữ văn THCS
7. Chính sách đối với môn học:
7.1. Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học). 7.2. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học.
7.3. Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng.
7.4. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học.
8. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học:
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:
1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…):10% (1 điểm) - Điểm danh - Kiểm tra chuẩn bị bài - Quan sát trên lớp
2. Bài tập và seminnar : 10% (1 điểm) - Bài tập tại lớp và bài tập về nhà - Thuyết trình, thảo luận
8.2. Kiểm tra đánh giá định kì:
1. Kiểm tra giữa môn: Bài viết 60 phút tại lớp: 20% (2điểm)
2. Thi hết môn: Có thể áp dụng 1 trong 2 hình thức: thi viết, tiểu luận cuối kì: 60% (6 điểm)
Kết quả toàn môn: 100% (10 điểm)
Buôn ma Thuột, tháng 9-2009
Nguyễn Duy Xuân